Trang chủ Giáo HộiCác kỳ Đại hội Diễn văn Bế mạc Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc Lần thứ III – Nhiệm kỳ 1992-1997

Diễn văn Bế mạc Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc Lần thứ III – Nhiệm kỳ 1992-1997

Giáo hội xin ghi nhận công đức to lớn của chư Tôn đức, Tăng, Ni Phật tử ở trong và ngoài nước đã hướng đến Phật giáo và Tổ quốc Việt Nam, đã tán đồng chương trình hoạt động của Giáo hội, đã ra sức đóng góp Phật sự để Giáo hội càng thêm vững mạnh.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Giáo hội xin ghi nhận công đức to lớn của chư Tôn đức, Tăng, Ni Phật tử ở trong và ngoài nước đã hướng đến Phật giáo và Tổ quốc Việt Nam, đã tán đồng chương trình hoạt động của Giáo hội, đã ra sức đóng góp Phật sự để Giáo hội càng thêm vững mạnh.

Diễn Văn Bế mạc đại hội Phật giáo nhiệm kỳ III

Kính thưa chư vị Khách quý.
Kính bạch chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng, Ni cùng quý cư sĩ.
Kính thưa Đại hội.

Hai ngày làm việc nghiêm túc bằng công sức và trí tuệ đã trôi qua. Khoảng thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng Đại hội đã làm được nhiều việc quan trọng. Đó là nhìn lại quá trình hoạt động 5 năm của nhiệm kỳ vừa qua. Đại hội đã đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác, đề xuất ý kiến, thảo luận, bổ sung nhân sự, hoàn thiện các quy chế tổ chức và đã đề ra một chương trình hoạt động cụ thể cho nhiệm kỳ III. Tinh thần đoàn kết hòa hợp, dân chủ đã được thể hiện suốt diễn trình của Đại hội.

Những báo cáo, tham luận rất trung thực và phong phú, trong đó có những đề xuất hợp lý mà Giáo hội nhận thấy cần phải giải quyết ngay để công tác Phật sự được tiến hành thuận lợi. Có những phản ánh đề xuất mà Giáo hội không thể giải quyết ngay được, nhưng cũng đã nêu được phương hướng giải quyết trong một thời gian không xa. Giáo hội nhận vẫn còn những khó khăn trước mắt, cụ thể như ở một số địa phương còn chưa được đoàn kết chặt chẽ, nhưng Giáo hội tin rằng chúng ta còn có dịp ngồi lại để thông cảm nhau. Chúng ta đã thống nhất thành một giáo hội, kết hợp mọi tông môn hệ phái, điều mà Giáo hội ở các nước khác trên thế giới chưa thể làm được, chúng ta có truyền thống hòa hợp của Tăng già, đó là chưa kể luật luật tác “như thảo phủ địa” mà đức Bổn sư đã dạy để áp dụng trong những trường hợp khó giải quyết về hòa hợp, nhằm bỏ qua hết những bất đồng, bắt tay nhau cùng gánh vác Phật sự, vì sự phát triển của Phật giáo Việt Nam và xu hướng phát triển của đất nước, của thời đại.

Ôn lại quá trình hoạt động của Giáo hội trong 10 năm qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ vừa qua, hẳn không ai trong chúng ta có thể phủ nhận Phật giáo Việt Nam đang từng bước ổn định. Đó là sự vững vàng, lớn mạnh về tổ chức nhân sự và những thành quả mà các bản báo cáo đã nêu rõ: Số lượng và chất lượng của các giới đàn, sự ra đời của Trường Cao cấp Phật học Việt Nam gồm 2 cơ sở, của Viện và Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, của 17 trường Phật học cơ bản trên cả nước, của những hoạt động quốc tế càng lúc càng vững mạnh, của những tập Kinh đầu của Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam, của các Tuệ Tĩnh đường…cũng như sự lớn mạnh của phong trào tu tập của quần chúng Phật tử, phong trào nghiên cứu Phật học của giới học giả, giáo sư, các nhà nghiên cứu chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tất cả là những nét đậm tô điểm cho Phật giáo Việt Nam trong mối hài hòa với hướng đi lên của đất nước. Những thành quả này đã khẳng định khả năng, uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là động cơ mạnh mẽ làm cơ sở cho chính kiến về hoằng pháp độ sinh của người con Phật.

Giáo hội xin ghi nhận công đức to lớn của chư Tôn đức, Tăng, Ni Phật tử ở trong và ngoài nước đã hướng đến Phật giáo và Tổ quốc Việt Nam, đã tán đồng chương trình hoạt động của Giáo hội, đã ra sức đóng góp Phật sự để Giáo hội càng thêm vững mạnh. Giáo hội xúc động vì những thành quả mà giới Phật giáo đã thu đạt và được phản ánh qua các báo cáo trong bầu không khí trang nghiêm, đoàn kết đầy tình đạo vị cũng như nội dung phong phú và súc tích của Đại hội. Những lẵng hoa, những quà tặng, những thư gửi, điện mừng trao đến Đại hội của chư vị Đại diện Đảng, Nhà nước và Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và cá nhân ở trong và ngoài nước và nhất là sự hiện diện vô cùng quý báu của chư vị khách quý, của chư vị Đại biểu Sứ quán các nước bạn. Đây quả là những ngọn nến, những bông hoa tươi đẹp nhất, đầy khích lệ, đầy tính thuyết phục làm trang nghiêm Đại hội.

Kính thưa Đại hội,

Thủ đô Hà Nội đã mở lòng đón nhận một cách nồng hậu những người con Phật, từ khắp mọi miền của đất nước Việt Nam thân yêu và bàn thảo Phật sự, tìm cách bồi đắp Phật giáo, xây dựng đất nước. Đại hội sắp kết thúc, các vị Đại biểu lại trở về các địa phương mình để phổ biến những vang vọng về sự thành công của Đại hội, để tất cả cùng ra sức thực hiện theo Nghị quyết, Chương trình hành động mà Đại hội đã đề ra.

Giáo lý duyên khởi của đức Phật dạy chúng ta mối liên hệ mật thiết và vô lượng giữa các sự vật, bởi thế chúng ta không thể thực hiện các Phật sự mà không để ý đến mối tương quan tương duyên với Hoàn cảnh của đất nước và của thời đại. Đất nước ta đang đi vào vận hội mới: Đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết toàn dân, đổi mới, ổn định, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thế giới đang đi vào vận hội mới: Đoàn kết, hòa bình, bảo vệ môi sinh, hợp tác phát triển, đưa nhân loại đến thiên niên kỷ mới tốt đẹp hơn. Hai xu hướng này quả thực rất phù hợp với lý tưởng Phật giáo: vì hạnh phúc, an lạc, và lợi ích của hết thảy chúng sinh. Như thế, chúng ta đã có phương châm, tiêu bản cho hành động lợi Đạo, ích Đời.

Ngưỡng mong Tam bảo gia hộ cho Phật sự của chúng ta được thành tựu viên mãn. Ngưỡng mong chư Phật hộ trì cho toàn thể Quý vị được thân tâm thường an lạc.

Chúng con xin long trọng tuyên bố bế mạc Đại hội kỳ III của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trân trọng kính chào Đại hội.
Xin cảm ơn toàn thể Quý vị.

Nam mô Thường Tinh Tiến Bồ tát Ma ha tát.

Trích theo tài liệu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 – 2012) – Nhà xuất bản Tôn giáo 2012.
Người thực hiện: Nguyễn Đại Đồng

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường