Trang chủ Quốc tế Địa Chính trị và Quyền lực mềm của tôn giáo

Địa Chính trị và Quyền lực mềm của tôn giáo

Dự án Địa chính trị và Quyền lực mềm của Tôn giáo (GRSP) đối với hoà bình và ổn định trên toàn thế giới – sẽ được thực hiện với sự hợp tác của Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP), một viện công lập, phi đảng phái, được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập với sứ mệnh giúp ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết xung đột bạo lực ở nước ngoài.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Dự án Địa chính trị và Quyền lực mềm của Tôn giáo (GRSP) đối với hoà bình và ổn định trên toàn thế giới – sẽ được thực hiện với sự hợp tác của Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP), một viện công lập, phi đảng phái, được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập với sứ mệnh giúp ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết xung đột bạo lực ở nước ngoài.

Tác giả: Peter Mandaville
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Berkley Center for Religion, Peace

Khắp nơi trên thế giới ngày nay, nhiều quốc gia đã lồng ghép tôn giáo và các hoạt động tiếp cận tôn giáo vào chính sách đối ngoại và ngoại giao của họ như một hình thức Quyền lực mềm. Các biểu hiện của xu hướng này rất khác nhau, từ những nỗ lực không chính thức, nhằm tăng cường tình đoàn kết với những người đồng tôn giáo toàn cầu của các quốc gia có lịch sử và bản sắc gắn liền với tôn giáo, đến việc triển khai trực tiếp hơn các tổ chức tôn giáo và các chủ thể tôn giáo, để phục vụ cụ thể các mục tiêu chính sách đối ngoại và các mục tiêu an ninh quốc gia.

Dự án Địa chính trị và Quyền lực mềm của Tôn giáo (GRSP), thể hiện nỗ lực đa ngành, là một dự án kéo dài nhiều năm, nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống việc sử dụng tôn giáo trong các vấn đề đối ngoại.

Thông qua so sánh toàn cầu về các động cơ, chiến lược và thực tiễn khác nhau và các hoạt động liên quan đến việc triển khai quyền lực mềm của tôn giáo, nghiên cứu dự án nhằm mục đích khám phá các mô hình, xu hướng, và những kết quả sẽ nâng cao hiểu biết của chúng ta về vai trò của tôn giáo trong địa chính trị đương đại.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dia chinh tri va quyen luc mem cua ton giao 1

Istanbul, Turkey – December 10, 2017: A view of the New Mosque (Yeni Cami) from the Golden Horn. Scenery of the Eminonu district in the city of Istanbul in Turkey. People walking in front of the harbor.

Dự án Địa chính trị và Quyền lực mềm của Tôn giáo (The Geopolitics of Religious Soft Power, GRSP), đại diện đầu tiên cho nghiên cứu so sánh toàn cầu về những cách khác nhau, trong đó các quốc gia kết hợp tôn giáo và sự tiếp cận tôn giáo vào các mối quan hệ ngoại giao của họ. Về phương diện lý thuyết, dự án này củng cố thêm khái niệm nổi tiếng của Giáo sư Joseph Nye, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực quan hệ quốc tế: quốc phòng, ngoại giao, chính sách đối ngoại, châu Á, châu Âu, chủ nghĩa khủng bố, vũ khí hạt nhân và Liên Hợp Quốc về quyền lực mềm*, được xây dựng lần đầu tiên vào đầu những thập niên 1990, bằng cách bổ sung thêm khía cạnh tôn giáo trước đây vắng mặt hoặc bị đánh giá thấp trong các công thức hiện có.

Dự án này cũng thể hiện nỗ lực nhằm thay thế sự tập trung chủ yếu của Giáo sư Joseph Nye vào quyền lực mềm như một phương tiện giải thích lời kêu gọi dai dẳng bởi các lý tưởng của Hoa Kỳ, như vị thế trung tâm của Mỹ trên thế giới. Ngược lại, động lực chung của giai đoạn thứ hai của dự án, cho thấy rằng khi chúng ta chuyển sang một thế giới hậu phương Tây, Một số quốc gia có thể tận dụng các nguồn quyền lực mềm khác – và tôn giáo nói riêng – như một phương tiện để xây dựng và duy trì các mối quan hệ có giá trị về phương diện địa chính trị, với các nhóm công chúng khác nhau trên khắp thế giới. Việc chú ý đến quyền lực mềm của tôn giáo, đặc biệt có ý nghĩa trong những khoảng thời gian – chẳng hạn như ngày nay chúng ta thấy mình – khi trật tự thế giới đang thay đổi. Sự tan rã và củng cố các trật tự thế giới mới thường đi kèm với sự nổi bật của các cuộc thảo luận và tường thuật về bản sắc, giá trị và ý nghĩa. Tôn giáo là nguồn gốc chính của tất cả những điều này và mang sức mạnh diễn ngôn độc đáo.

Dự án này cũng sẽ tổ chức một loạt các sự kiện và các hoạt động tiếp cận cộng đồng, để phổ biến các kết quả nghiên cứu. Một số kết quả đầu ra định hướng chính sách sẽ được phát triển, đồng xuất bản, và phổ biến với sự hợp tác của Viện Brookings, một viện nghiên cứu chính sách (think tank) của Hoa Kỳ. Các kết quả đầu ra đạt được từ giai đoạn đầu của dự án sẽ mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới xung quanh vai trò của tôn giáo trong nền chính trị toàn cầu đương đại, và sẽ trực tiếp giải quyết những lỗ hổng kiến thức bằng dữ liệu và phân tích có thể cung cấp thông tin và định hình học thuật, hoạch định chính sách và thực tiễn.

Giai đoạn thứ hai của dự án này bắt đầu từ năm 2022, vai trò của tôn giáo trong chính sách đối ngoại của các cường quốc mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga – đặc biệt đối với Tây Balkan, Trung Đông, và Nam/Đông Nam Á – sẽ là khu vực được đáng chú ý. Kết quả đầu ra của Dự án Địa chính trị và Quyền lực mềm của Tôn giáo (GRSP) sẽ bao gồm một loạt các báo cáo hồ sơ quốc gia, tóm tắt chính sách và các bài viết bình luận trực tuyến (thông qua Diễn đàn Berkley), các tài nguyên âm thanh và hình ảnh như podcast và video ngắn, cũng như một loạt các sự kiện và hoạt động tiếp cận cộng đồng để phổ biến các kết quả nghiên cứu.

Kể từ năm 2020, chương trình đã tổ chức một chuỗi hội thảo trực tuyến đang diễn ra với sự tham gia của các học giả từ khắp nơi trên thế giới, với công việc tập trung vào các chủ đề liên quan đến GRSP, và chuỗi hội thảo này sẽ tiếp tục trong giai đoạn thứ hai.

Một bài luận trên web động sẽ đóng vai trò là ấn phẩm quan trọng cho chương trình. Các khía cạnh của giai đoạn công việc mới này của dự án – đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tác động của Dự án Địa chính trị và Quyền lực mềm của Tôn giáo (GRSP) đối với hoà bình và ổn định trên toàn thế giới – sẽ được thực hiện với sự hợp tác của Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP), một viện công lập, phi đảng phái, được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập với sứ mệnh giúp ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết xung đột bạo lực ở nước ngoài. Trụ sở chính của Viện nằm ở góc tây bắc của National Mall ở Washington, DC, nơi Giám đốc Dự án USIP Peter Mandaville sẽ làm việc về nhiệm vụ đặc biệt từ từ những năm 2022 đến năm 2024.

Dự án GRSP được thực hiện bởi Tập đoàn Carnegie Corporation tại New York, Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, với sự hỗ trợ bổ sung của Quỹ Henry Luce. Các tuyên bố được đưa ra và quan điểm thể hiện trong kết quả đầu ra của dự án GRSP với sự hoàn toàn chịu trách nhiệm của các tác giả.

*Theo Giáo sư Joseph Nye, Quyền lực mềm là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn. Một đặc điểm của quyền lực mềm là không cưỡng bức, ép buộc.

Tác giả: Peter Mandaville
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Berkley Center for Religion, Peace

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường