Trang chủ Văn hóa Di văn của Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt ở chùa Kim Liên

Di văn của Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt ở chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên còn lưu giữ nhiều bia đá tạo tác vào các năm 1445, 1639, 1771… Trong đó đáng chú ý nhất là tấm bia “Trùng tu Đại Bi tự” khắc năm Dương Hòa 5 (1639) có nội dung do Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt soạn.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Chùa Kim Liên còn lưu giữ nhiều bia đá tạo tác vào các năm 1445, 1639, 1771… Trong đó đáng chú ý nhất là tấm bia “Trùng tu Đại Bi tự” khắc năm Dương Hòa 5 (1639) có nội dung do Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt soạn.

Tác giả: Nguyễn Văn An – Bảo tàng Bắc Ninh

Chùa Kim Liên (Kim Liên tự) nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng để thờ phật và công chúa Từ Hoa vào cuối thời Lý. Sang thời Trần chùa mang tên là Đống Long tự, đến đầu thời Lê Sơ chùa đổi tên thành Đại Bi tự. Năm Cảnh Hưng 32 (1771) chùa được trùng tu, sửa chữa lớn và đổi tên thành Kim Liên tự.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Di van cua Tien si Ngo Nhan Triet o chua Kim Lien 1

Tam quan chùa Kim Liên nơi dựng tấm bia “Trùng tu Đại Bi tự”

Kiến trúc chùa Kim Liên hiện nay mang phong cách nghệ thuật thời Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII. Ngoài hệ thống tượng phật cổ có niên đại thời Lê – Nguyễn, chùa Kim Liên còn lưu giữ nhiều bia đá tạo tác vào các năm 1445, 1639, 1771… Trong đó đáng chú ý nhất là tấm bia “Trùng tu Đại Bi tự” khắc năm Dương Hòa 5 (1639) có nội dung do Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt soạn.
Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt tự là Mai Hiên, hiệu Đức Thành, người xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong (nay là thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang). Ông đỗ Hội nguyên,vào thi Đình đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hoằng Định 8 (1607) đời vua Lê Kính Tông. Ngô Nhân Triệt là vị Tiến sĩ thứ 4 của dòng họ Ngô lệnh tộc làng Vọng Nguyệt nổi tiếng có tới 5 đời liên tiếp thi đỗ đại khoa, đồng thời ông là người duy nhất để lại di văn hiện còn tồn tại tới ngày nay. Ngoài văn bia ở chùa Kim Liên ông còn là người soạn nội dung tấm bia “Cổ tích thần bi” khắc năm Dương Hòa 8 (1642) ghi chép về lai lịch và công trạng của hai vị thần hiện đang được thờ tại đền làng Vọng Nguyệt.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Di van cua Tien si Ngo Nhan Triet o chua Kim Lien 2

Tấm bia “Trùng tu Đại Bi tự” do Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt soạn năm 1639

Tấm bia “Trùng tu Đại Bi tự” hiện được dựng bên dưới Tam quan chùa Kim Liên. Bia cao 103cm, rộng 70cm, dầy 20cm. Trán bia trang trí mặt trời, rồng, phượng, diềm bia trang trí hoa lá, sư tử, cánh sen đứng. Toàn văn khắc chữ Hán cả hai mặt thể chân phương, tất cả gồm 56 dòng, khoảng 1500 chữ. Nội dung chính của văn bia ngoài việc ca ngợi cảnh đẹp ngôi chùa còn cho biết người đứng ra hưng công sửa chữa chùa Đại Bi lần này là Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Liễu cùng con trai là Nguyễn Thế Trình, Tham đốc tước Đô thọ hầu Nguyễn Thế Hựu người bản phường. Phần đầu văn bia có đoạn viết: “Kính thay! Chùa Đại Bi là cảnh đẹp đất Phụng Thiên, là danh lam thắng cảnh nơi kinh đô, là nơi yêu thích phường Nghi Tàm, huyện Quảng Đức…Chùa có hình thế long chầu hổ phục. Trước chùa có Hồ Tây, nước trong xanh tích tụ, phía sau có sông Nhị Hà, dòng xuôi chảy cuồn cuộn, phía Nam là kinh thành đô hội, phía Bắc là dân cư trù mật. Hơn nữa bên ngoài có chợ, ngày ngày lưu thông hàng hóa, dưới có bến sông, người được tiện lợi qua lại. Đất này được chung đúc tú khí, hết đỗi linh thiêng, sản sinh ra người hào kiệt khác thường, lại có lòng đam mê huyền giáo, có chí ngưỡng mộ Thiền sư công đức xây dựng nền chùa miếu nguy nga, làm bàn thạch bền vững quốc gia…”. Phần cuối văn bia cho biết chính xác tên tuổi, quan tước của người soạn như sau: “Tứ Đinh Mùi khoa Tiến sĩ, Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thái thường Tự khanh, Lễ phái bá Bắc, Từ, Phong, Nguyệt Ngô Độn phu soạn” có nghĩa là vị Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1607), chức Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thái thường Tự khanh, Lễ phái bá Ngô Độn người làng Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc soạn.

Đặc biệt đoạn đầu văn bia nhắc đến tên nước Việt Nam trong câu “chân Việt Nam đệ nhất dã” nghĩa là: thật là một danh thắng bậc nhất Việt Nam. Tên nước Việt Nam được sử sách nhắc đến khi nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX) định đặt tên nước là Nam Việt song triều đình nhà Thanh không chấp nhận và phải đổi ngược lại là Việt Nam. Tuy nhiên danh từ Việt Nam lại xuất hiện từ rất sớm và được sử dụng khá nhiều vào thế kỷ XVII. Danh từ Việt Nam được Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt viết trong văn bia này vào năm 1639 góp thêm một tư liệu quý về lịch sử hình thành tên nước Việt Nam của chúng ta. Đây cũng là lần đầu tiên phát hiện một vị Tiến sĩ người trấn Kinh Bắc soạn văn bia sử dụng danh từ Việt Nam đặt tại trung tâm kinh thành Thăng Long dưới thời Lê Trung Hưng.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện tổng số 12 tấm bia đá ghi khắc tên nước Việt Nam tập trung trên địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn.

Trong đó riêng tỉnh Bắc Ninh có 4 tấm bia đá ghi khắc tên nước “Việt Nam” đều có niên đại vào thế kỷ XVII gồm: Bia chùa Thiên Phúc, xã Tam Đa, huyện Yên Phong dựng năm Phúc Thái 6 (1648) đời vua Lê Chân Tông, bia chùa Phúc Khánh, xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ dựng năm Cảnh Trị 4 (1664) đời vua Lê Huyền Tông, bia “Hậu thần bi kí” đặt tại chùa Từ Phong, xã Cách Bi, huyện Quế Võ dựng năm Chính Hòa 11 (1690) đời vua Lê Hy Tông, bia “Hạ trùm trưởng quan bi ký” khắc năm Khánh Đức 1 (1649) đời vua Lê Thần Tông ở nhà thờ họ Nguyễn xã Long Châu, huyện Yên Phong.

Tóm lại tấm bia “Trùng tu Đại Bi tự” chứa đựng giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và mỹ thuật. Văn bia góp phần cho thấy quy mô kiến trúc đồ sộ của chùa Đại Bi (Kim Liên) dưới đời vua Lê Thần Tông. Đối với Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt bài văn bia này là di văn quý hiếm còn sót lại của một nhà khoa bảng tiêu biểu trong dòng họ Ngô lệnh tộc ở Vọng Nguyệt có tới 5 đời liền liên tiếp đăng khoa nổi tiếng đất Kinh Bắc dưới triều Hậu Lê.

Danh từ Việt Nam được Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt sử dụng trong văn bia này là một tư liệu quý đóng góp thêm cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình thành tên nước Việt Nam.

Ngoài ra văn bia còn cung cấp thông tin chính xác về khoa danh, chức tước, địa vị của Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt trên đất Thăng Long những năm đầu thế kỷ XVII.

Tác giả: Nguyễn Văn An – Bảo tàng Bắc Ninh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường