Trang chủ Bài viết nổi bật Đi chùa lễ Phật

Đi chùa lễ Phật

Đi chùa lễ Phật, viếng chùa, thắp hương, tôn kính vị ân sư ba cõi cúi đầu lạỵ lễ với tấm lòng tôn thờ nghiêm trang không chút mảy may tà tâm. Thử hỏi có giây phút nào lắng dịu như phút này, tâm thành như phút này.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Đi chùa lễ Phật, viếng chùa, thắp hương, tôn kính vị ân sư ba cõi cúi đầu lạỵ lễ với tấm lòng tôn thờ nghiêm trang không chút mảy may tà tâm. Thử hỏi có giây phút nào lắng dịu như phút này, tâm thành như phút này.

Tác giả: Kim Thu
Trường Tiểu học Kim Hòa B, ấp Kim Hòa, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

Đi chùa, có phải đơn giản chỉ để lễ lại thắp hương hay không thôi, hay còn có một ý nghĩa cao siêu khác. Hàng ngày hàng bữa, đại chúng vẫn ra vào Cửa Phật, khi bước chân vào họ đang nghĩ gì và lúc ra về thì còn gì đọng lại thân tâm của họ?

Cuộc sống là cần phải có ý thức, ý thức được bản thân và nhận thức được mọi điều bên cạnh. Con người luôn là một linh vật cao trọng hơn tất cả các loài đang sống trên hành tinh này, được làm người thì đã là một phúc báo hiếm hoi có được.

Vì thế cho nên, sống là phải biết và phải hiểu chứ không phải hoạt động một cách máy móc, kiểu như thấy số đông làm việc nào đó thì chúng ta làm theo để không bị khác người và chịu sự ruồng rẫy của họ. Như thế thật là ấu trĩ, một việc sai trái với chân lý cho dù cả thế giới cho là đúng thì vẫn là sai. Nói như thế để thấy rằng việc ý thức được bản thân và tự chủ trong những hành vi cùng suy nghĩ hằng ngày nó là điều cần thiết biết bao. Việc đi chùa cũng vậy, chớ nên để con người mình đi và đến trong vô thức.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Di chua le Phat 1

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Theo thiển ý, đi chùa tức là viếng cái tâm của bản thân. Bản thân chăm chút hay không cái tâm chân như của mình thì phút lễ lại viếng chùa, những hành động của chúng ta sẽ là cái thực thể của con người chúng ta. Không đâu thực hơn được nữa. Có một sợi dây vô hình bắc nhịp giữa ta và Phật, mặc dù Người đã nhập diệt cách đây mấy ngàn năm nhưng chân đạo của Người thì vẫn còn mãi với thế gian, phúc đức cho những người liễu ngộ được đạo pháp.

Vậy thì trong chúng ta đã có bao nhiêu người thật sự lễ Phật ở chùa, thật an tâm mà hồi hướng bái lạy đức Thế Tôn. Mỗi một cái cúi đầu đảnh lễ là một sự tiếp xúc đến tâm chân như, hơn hết là sự an yên tĩnh tại không suy tìm lý lẽ rỗng sâu không mơ màng ước vọng ngày mai.

Tịnh!

Phật tức là Tâm, Tâm tức là Phật. Tâm gì ? Là cái tâm dứt trừ sạch mọi chướng phiền. Tâm đại từ bi ban bố lòng thương đến tất cả muôn loài. Ta lễ bái cái tâm ấy với tấm lòng thành kính tôn nghiêm. Như thế thì, ta đi chùa lễ Phật không khác gì hơn là để viếng, huân trưởng chân tâm của ta. Như cây xanh kia mỗi ngày được chăm bón, bắt sâu, trẩy cỏ thì sự phát triển của nó sẽ mỗi ngày mỗi tấn tới, cành lá sum xuê hoa quả đẹp mắt.

Giống như nhân duyên được tích tụ mỗi ngày một chút đến thời gian lâu dài ngày tháng thì duyên lành sẽ kết quả ngọt, hoa thơm. Cũng như thế, mỗi nén hương, mỗi lời khấn nguyện, mỗi một tâm thế quỳ lại mang trong đó sự mầu nhiệm, sự liên kết từ tâm đến tâm đan xen trong từng hơi thở vào ra. Thở vào ta biết tấm thân này đang hiện hữu trong thực tại, thở ra tâm mình lặng lẽ như tờ.

Mới nghe qua tưởng chừng đơn giản vậy mà chớ dễ làm theo. Xem kìa, một người phụ nữ tay đang cầm nén hương đầu hơi cúi, lầm rầm trong miệng nhỏ to cám ơn Phật Trời thương tình giúp mình đã bắt gian chồng? – Không lẽ đức Phật lại quản luôn chuyện này sao, chơn tâm cách biệt trùng trùng.

Lại còn bà lão nọ, cứ xong lễ Phật lại tám chuyện cà kê cùng mấy bà bạn, nào chuyện bên đàng, bên rẫy, chuyện gia đình này kẻ đúng người sai oang oang nói sạch, có lẽ lão bà là chủ tọa, hay bà ấy đang cầm bó đuốc mà rê chân người?

Với bao nhiêu người đến chùa thì có bao nhiêu cái tâm đang rong ruổi chốn bụi trần. Nào chuyện con gà con vịt lạc đàn, chuyện nhà bên rầy rà khó ở,…đủ sắc đủ màu.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Di chua le Phat 2

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Có bao giờ chúng ta lễ lạy với một nguyện ước nguyện cầu cho Phật pháp được trường tồn và nguyện cho mình được sáng mắt sáng lòng, cho tâm mình thôi vướng víu thị phi?

Hình như rằng, chúng ta đi chùa lễ Phật chỉ để đốt nén hương. Vượn tâm rong ruổi ngựa ý bôn ba, thân ta đi chùa lễ Phật mà tâm ta để lạc mất mấy dặm đường. Hễ tâm nhỏ không an thì lại thấy biết bao nhiêu hoa đốm trên hư không.

Ta, sống giữa cuộc đời này có mấy ai ý thức được rằng, ông Phật ta vẫn thường quỳ lại tôn kính kia lại chính là cái tâm của ta. Cái tâm mà ta đã bỏ quên, đã để cho cát bụi trần ai vùi lấp. Tâm của vạn pháp và là tâm của bánh xe luân hồi luân chuyển. Hãy nhìn theo ngón tay sẽ thấy trăng tròn chứ ngón tay kia có phải trăng đâu, đừng chấp vào cái hình thức viễn vông mà để tâm mình lạc loài muôn kiếp, phiền não nhân gian đã nhiều vô kể cớ gì lại còn bưng bít lối về của bản tâm.

Niên thọ đời người chỉ mấy mươi năm ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi ai nó vẫn miệt mài tiến về phía trước, quay qua ngoảnh lại mái đầu đã điểm hoa râm. Phải chờ đến giờ phút ngày tháng năm nào ta mới tỉnh thức hay vẫn cứ lần lữa nay mai.

Đức Phật là người dứt sạch mọi phiền não của thế gian, là thầy của ba cõi là vị ân sư của tam giới, là người hướng đạo sinh với hạnh từ bi hỉ xả trong vô lượng kiếp. Chúng ta thờ cúng đức Phật vì đại nguyện, vì tâm lành của Người, chứ không phải nghĩ rằng ông Phật có nhiều phép thần thông nên ta phải sợ, quỳ lại trong nỗi hoang mang bất định.

Tự chủ tự thân, ý thức ngọn ngành cơ sự mỗi việc làm sẽ là một hạt giống mang trên mình nhân duyên và là nguốn gốc của những hệ lụy quả đẹp ngày sau. Thế sự cuộc đời đã quá nhiều mối thắt khi chặt khi buông, những giọt nước mắt đau thương có thể sánh cùng đại hải, an tâm nhé định tâm lại, giữ cho lòng an định mỗi phút giây.

“Nước trong trăng hiện”, hãy để cát bụi bay qua đời chứ đừng đưa tay vướng lấy một hạt nào.

Đi chùa ta viếng tâm ta…

Tác giả: Kim Thu
Trường Tiểu học Kim Hòa B, ấp Kim Hòa, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường