Trang chủ Bạn đọc Đêm màu nhiệm

Đêm màu nhiệm

Đêm màu nhiệm khiến cho những vật tưởng là vô tri cũng có linh hồn. Cuộc đời này rất ngắn, mấy năm trôi qua trong chớp mắt. Nhưng cuộc đời cũng rất dài vì ai cũng lần lượt trải qua những đau khổ của chính mình...

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Đêm màu nhiệm khiến cho những vật tưởng là vô tri cũng có linh hồn. Cuộc đời này rất ngắn, mấy năm trôi qua trong chớp mắt. Nhưng cuộc đời cũng rất dài vì ai cũng lần lượt trải qua những đau khổ của chính mình…

Tác giả: Bùi Thị Kim Loan
Địa chỉ: KP Phú Thọ, P.Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Đêm khuya thanh vắng, ánh trăng Rằm soi trên nhánh cây bồ đề rồi sóng sánh trong hành lang chính điện. Trăng động mà tĩnh, gió tĩnh mà lay, đưa hương sen từ mặt hồ thoang thoảng. Cảnh vật là như thế nên người đâu dám tạo nên tiếng động, rón rén chân trần như có như không.

Người cứ thế đi qua khổ đau, yêu thương, hạnh ngộ và chia xa … Lặng yên dấn bước, thấy như có một dòng chảy đưa chân đi phiêu diêu trong tĩnh lặng. Những bức phù điêu chạm gỗ tạc nên hình những con chim hạc đính trên những bức tường. Bao nhiêu đời, bao nhiêu gió và mưa, chim bay lên rồi đáp xuống và tan vào xa thẳm. Người đến và lặng im nhìn để tự chạm vào sự bình yên.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dem mau nhiem 1

Đêm màu nhiệm. Ảnh: St

Người khép mắt trôi vào miền yên tịnh. Nghe tiếng chuông bay an nhiên như những làn mây. Không còn những ý niệm gì về không gian và thời gian, càng lúc tiếng chuông càng nhẹ, càng nhẹ dần khi chầm chậm trôi vào cõi vô thức trống rỗng mênh mông. Lúc đó người không cần phải suy nghĩ gì nữa, một cơn gió vô hình thổi tan những uế tạp, đau đớn, sợ hãi ra khỏi thân tâm.

Rồi không biết ngẫu nhiên hay sắp đặt mà trong đầu nghe tiếng chim hót, tiếng suối reo, không gian như bừng sáng trong lành, nước cuốn hoa trôi, gột rửa bao muộn phiền si hận. Trên môi người thoáng hiện nụ cười, chấp tay vào nhau khấn niệm, vô thanh mà hữu thanh. Đêm màu nhiệm khiến cho những vật tưởng là vô tri cũng có linh hồn.

Mỗi khoảnh khắc bỗng trở nên yên bình bất tận dẫu trước đó chất đầy cuồng phong trong lòng ngực. Tâm trí người trong veo như những giọt sương trên ngọn cỏ triền đê sớm mai cha đưa đi học. Lòng người không một gợn sóng có chăng là lời mẹ ru bên cánh võng trưa hè vọng mãi từ những năm tháng tuổi thơ. Có những cái tự đến mà không nghĩ, giống như một cơn gió đi qua, hay ánh trăng chiếu rọi đều thuận theo lẽ đương nhiên của tạo hóa. Đã có lúc chính niệm không vững vàng khiến người rơi vào trạng thái lo âu sợ hãi.

Trong đêm trường tịch mịch, nỗi hoang vu trong tâm hồn càng lớn dần lên, dao động bất an. Những âm thanh như khuếch đại càng trở nên kỳ quái hơn: tiếng gió hú, tiếng muôn thú gầm, tiếng cành cây gãy, tiếng hòn đá lăn … làm cho nỗi sợ hãi càng dâng đến tôt độ.

Trong những khoảnh khắc đó người chợt nhận ra, nguyên nhân chủ yếu khiến không phải là các tác nhân bên ngoài mà chính việc không an trú trong thiền định mới là cốt lõi của vấn đề. Người lắng lòng cho tâm thanh tịnh, rồi nghe từng câu kinh rơi vào lòng mình, lúc bấy giờ từng lời Phật dạy như soi sáng tâm can mang lại cho người sự bình an kỳ diệu.

Người chìm vào cõi thiền để thấy được chân tâm và làm chủ bản thân trước mọi sự vật hiện tượng, đứng trước mọi hoàn cảnh mà tâm mình luôn tự tại. Đêm càng tĩnh lặng, người càng soi thấu nội tâm của chính mình, trong thẳm sâu như có một nguồn nội lực dồi dào khiến người trở nên mạnh mẽ hơn, thoát ra khỏi sự chìm đắm trước mọi dòng chảy của cuộc đời.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 9.2022 Luan ve Kho dau va hanh phuc 3

Xã hội càng hiện đại, con người càng mưu cầu hạnh phúc và chạy theo sự thỏa mãn vật chất, có lẽ vì thế mà nền văn minh vật chất hiện nay phát triển như vũ bão.

Nếu chỉ thỏa mãn vật chất trong tương đối và biết điểm dừng là điều tất nhiên, nhưng nếu theo đuổi chúng với lòng tham vô độ, không hợp lý, không biết đủ thì ngay sau phút thỏa mãn đó là nỗi đau vô bờ. Hơn nữa khi có được hạnh phúc, chúng ta thường không biết tận hưởng mà thường hồi tưởng về chặng đường gian nan vất vả mưu cầu hạnh phúc, tự huyễn hoặc mình rằng những gì đang theo đuổi, những gì chưa đạt được kia mới là hạnh phúc, kết quả là mãi chìm đắm trong biển khổ.

Thiền là lúc người tự chiêm nghiệm lại bản thân để thấy thế nào thực sự là hạnh phúc, để không phải dành cả đời theo đuổi những ảo vọng.

Thiền định cũng gieo vào lòng người sự từ bi và bao dung, nếu chúng ta chăm sóc cho hạnh phúc của người khác, gieo một cảm xúc gần gũi, trái tim nồng nàn với người khác tự nhiên khiến tâm trí thoải mái. Điều này cũng giúp loại bỏ một số sợ hãi hay bất an có thể có đồng thời mang đến một nguồn sức mạnh để có thể đối phó với bất kỳ trở ngại nào.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Kien tao hanh phuc tu tam 1

Cuộc đời này rất ngắn, mấy năm trôi qua trong chớp mắt. Nhưng cuộc đời cũng rất dài vì ai cũng lần lượt trải qua những đau khổ của chính mình. Muốn có được sự bình yên là khó nhất vì con người từ lúc sinh ra đã khóc lên sợ hãi. Người đến, người đi, người gặp gỡ rồi chia xa cũng đều là quy luật của kiếp phù sinh. Thế nên đừng để chính bản thân mình phải mệt mỏi lo âu, nhẹ nhàng buông bỏ hết đừng bon chen, không bận rộn gì cả. Ví như trong đêm màu nhiệm này, người đến cửa thiền và để cho lòng mình trôi về chốn an nhiên.

Tác giả: Bùi Thị Kim Loan
Địa chỉ: KP Phú Thọ, P.Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường