Người Mường ngày xưa nguyên là dòng giống Giao Chỉ nước Nam, ở rải rác miền sông Nhị Hà (Bồ Đề) và hồ Bến Tráng (hồ Tây, Hà Nội), vì làm ăn không được no đủ bởi thủy triều khi lên khi xuống thất thường, cho nên phải đưa nhau lên khai khẩn ruộng đất trên miền rừng núi; lúc bấy giờ có các quan lang con cháu vua Hùng nước Văn Lang, di dân lên mạn ngược, mở mang cày cấy, thành dân Mường ngày nay.
Khi mọi người làm ăn đều no đủ, dân số mỗi ngày một tăng, thì sinh ra sự cạnh tranh: như giết hại, hà hiếp lẫn nhau, tuy các Tù trưởng (Quan lang) bấy giờ đã theo Thần giáo thờ đức sơn thần Tản Viên, cũng tạm yên đôi chút, vì Thần giáo cốt lấy Thần quyền ràng buộc lòng người, chứ chưa có đạo Từ Bi Bác Ái là đạo Phật để dốc một lòng làm lành mà tin nhau, đến khi xuất hiện ba vị Thánh tăng đi truyền đạo Phật, thì bấy giờ người Mường mỗi làng mới có một ngôi chùa thờ Phật, lúc ấy sự học còn kém, sự ghi chép sau này thành ra sai xuyển mập mờ, kẻ nói thế này, người nói thế khác.
Cứ lời truyền khẩu lại rằng: Lúc bấy giờ đang vào thời Trần, cứ cách độ mươi mười lăm năm lại có một lần bị giặc Chiêm Thành đem quân quấy nhiễu qua Ninh Bình, phủ Nho Quan thẳng lối phá hại dân Mường cho đến miền Sơn Tây Hưng Hóa, dân Mường bị lao khổ luôn về việc chinh chiến (Bây giờ đất Mường hiện còn hầm hố và thành lũy đắp bằng đất ở các chỗ hiểm yếu đồi núi, là di tích chống cự giặc Chiêm Thành), bởi thế lòng mộ đạo của người thường khi quên nhãng.
Rồi khi vua Lê Thái Tổ bình định nước Nam, giặc dã yên ổn, nhưng triều đình (Lê sơ) bấy giờ có ý không hoan nghênh đạo Phật cho lắm. Mỗi làng dẫu có một ngôi chùa mà dân tựa hồ quên đi, đều coi như Phật của riêng nhà Lang, chứ dân thì không hay tín phụng (chỉ biết cúng ma và sợ ma hơn cả), bởi thế nên lòng tham dục lại càng sôi lên như việc tranh nhau ruộng đất, cướp tranh đàn bà con gái, cùng là tranh vũng cá khóm măng, chém giết lẫn nhau “chài ếm” lẫn nhau, đều bởi quên những đạo từ bi mà sinh ra cả.
Nhân lúc bấy giờ tương truyền có đức Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát ở chùa Hương Tích, phụng mệnh đức Phật Tổ Như Lai, đi cứu khổ cứu nạn cho người đời. Ngài thường cải trang, có lúc giả làm bà ăn mày; ông lão bị tàn tật, đủ trăm thứ hình dạng, không ai biết đâu mà lường, xin kể vài câu chuyện dưới đây:
Một hôm ngài giả làm một bà già đi hành khất phải đi qua một con suối đang lũ to. Ngài có cậy nhờ một người cày ruộng ở đấy, dắt bộ qua suối để được vào làng ăn xin. Người cày ruộng ấy không những không dắt hộ qua suối làm phúc, lại còn mắng nhiếc bà lão thậm tệ, đôi bên tiếng đi tiếng lại cãi nhau vang động cả cánh đồng. Có 9 anh em một nhà kia cũng đương cày ruộng gần đấy, nghe tiếng biết là bác đi cày gây sự cãi nhau với người ăn mày, đều dừng cày mà đến cứu dắt. Bà lão qua suối sang bên bờ bên kia; rồi bà chúc lại mấy câu: “Phàm ai làm điều lành đã giàu có thì lại giàu thêm; ai làm điều ác đã nghèo lại nghèo kiệt” (ở đất Mường bây giờ câu ấy đối với người đói còn đúng), rồi tự nhiên hóa cơn gió lốc mà bà biến mất.
Một bữa nữa, ngài lại hiện thân làm ông lão què chân đi khập khiễng đến ăn xin một nhà Lang giàu có ở một làng kia, khi vào cửa thì bị con cái nhà Lang xua chó đuổi cắn chảy máu ở chân; tình cờ một con ở (nay gọi là ôsin) nhà Lang động lòng thương xẻ phần cơm của mình ngầm giấu cho lão ăn và chỉ lối cho ông lão đi xin chỗ khác, kẻo chỗ này kiêu quý, kẻ bần tiện không được vào. Ông lão tỏ lời cám ơn và khuyên bảo cho con ở ấy biết rằng: “phàm đàn bà con gái có sắc đẹp mai hậu mới có chồng sang”, con ở ấy đáp rằng: Nhan sắc đẹp ai chẳng muốn, nhưng xấu tốt từ lúc bác mẹ sinh ra biết làm sao. Ông lão cười mà bảo rằng: “Lão có phép làm cho người nghèo hóa giàu, người xấu hóa đẹp, người đần độn hóa thông minh; nếu cô ưng như thế thì cứ lội qua cái đầm này, mà uống lấy ba ngụm nước”. Biết chuyện kỳ dị, có người khi về thuật lại cho chúng bạn nghe, thì quả nhiên con ở này người đẹp như tiên, thông minh, ngoan ngoãn. Tiếng đồn đến các nàng, các cậu là con cái nhà Lang, kíp cho gọi con ở ấy lên xem mặt thì thấy nó nhan sắc kiều diễm tuyệt trần, hỏi, nó thuật lại hết đầu đuôi cho nghe, thì các nàng, các cậu nghĩ hối và lại động lòng tham muốn sự sang sự đẹp liền bảo nó đi tìm ông lão trở lại mà làm phép cho mình. Chúng sắm cỗ bàn, xôi thịt vàng bạc để chực dâng lên ông lão, thì tình cờ con ở ấy đã tìm thấy ông lão đứng sẵn bên đầm rồi. Chúng đều xô nhau lại cầu khẩn về sự đẹp sự giàu duy có một cụ quan Lang tuổi đã gần 70, nói rằng: các người trai trẻ muốn đẹp thì đi, còn già nay đã gần kề miệng lỗ dẫu đẹp làm chi. Khi cả nhà ra tới đầm thì ông lão vẫn đứng ở đấy mà bảo rằng: Già này là người bần tiện đi ăn xin, trước các ngài bạc đãi mà nay lại quý trọng làm vậy là nghĩa lý gì? Mọi người đều chỉ con ở kia được tốt đẹp bởi được lão làm phép cho thì nay cũng xin lão làm ơn cho được tốt đẹp giàu sang hơn người con gái ấy. Ông lão liền đáp rằng: Việc đó là tùy ở phúc đức, nếu tâm địa vô lương bất ngãi thì không những không cầu được đẹp, không cầu được khôn mà lại hóa ra xấu xí ngu độn cũng nên. Ấy đấy tùy các ngài, chứ lão đây không có ích gì đâu. Mọi người đều không để ý đến lời ông lão, bởi vì lòng tham muốn ghen sư sang đẹp với người con gái kia, liền cởi bỏ sống áo nhảy ầm xuống đầm lội sang tới bờ bên kia, thì người nào người ấy mặt mũi nhăn nhó, mình mảy tựa hồ như đều mọc lông, không nghĩ gì đến mặc sống sáo nữa, cứ trần truồng nhảy nhót về nhà, nói năng không ra tiếng người, liền đập phá cửa nhà hồi lâu như người điên cuồng, rồi đều hóa thành một đàn khỉ đực, khỉ cái nhảy nhót đem nhau lên rừng núi. Duy còn ông Lang nhà nọ vì không xuống lội đầm nên được thoát, sau tục duyên với con ở kia, lại sinh con đẻ cái nối dõi tông đường, làm ăn giàu có đến nay.
Đại để câu chuyện tín ngưỡng dân gian đức Phật đi thử thiên hạ là như thế, còn nhiều câu chuyện ly kỳ khác nữa, đại ý cũng là khuyến thiện răn ác mà thôi.
Theo tác giả bài báo (Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật” thì: “Nguyên đạo Phật truyền bá đến đất Mường bởi ba đức Thánh tăng là Giác Hải thiền sư, Dương Không Lộ và Từ Đạo Hạnh1 đồng thời đi truyền đạo cho các Tù trưởng, mỗi làng đều thành lập một ngôi chùa thờ Phật (vào thời Lý), cùng dạy các thày “Mo” ở Mường.”
Chúng tôi đọc kỹ bộ sử Phật giáo sớm nhất và đáng tin cậy của nước ta là “Thiền Uyển Tập Anh” thì thấy không có chuyện Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải, và Từ Đạo Hạnh tìm đường sang Tây Trúc cầu đạo. Sách chỉ nêu Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải ra nước ngoài sam học nhưng đến xứ Kim Sỉ xưa (nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) liền không đi nữa vì đường xá hiểm trở. Hai ông y vào thiền sư Lôi Hà Trạch ẩn tu một thời gian ở đây. Sau đó, Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải quay về Việt Nam, khi qua xứ Mường hai ngài đã dừng lại truyền bá giáo lý đạo Phật. Như vậy, đạo Phật được truyền vào xứ Mường khoảng thế kỷ XI-XVII.
(còn tiếp)
Nguyễn Đại Đồng sưu tầm và biên soạn
Bán nguyệt san Đuốc Tuệ số 114 ra 15 tháng 8 năm 1939
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/20191. Nguyên văn là Nguyễn Minh Không. Tác giả bài báo có lẽ đã dựa vào “Sự tích đại thánh Từ Đạo Hạnh trong sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên chép rằng Từ Đạo Hạnh cùng Nguyễn Giác Hải và Nguyễn Minh Không tìm đường sang Tây Thiên học đạo. Nhưng theo Thiền uyển tập anh, bộ sử cổ của Phật giáo Việt Nam thì Nguyễn Minh Không (1066-1141) quê ở Điềm Xá, huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình theo học thiền sư Từ Đạo Hạnh (?-1117) 17 năm, thuộc dòng thiền Tì ni đa lưu chi.. Còn thiền sư Dương Không Lộ (?- 1119) người hương Hải Thanh ((nay là huyện Xuân Trường), tỉnh Nam Định và thiền sư Giác Hải (cùng quê với Dương Không Lộ, theo dòng thiền Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, cả hai là bạn của Từ Đạo Hạnh. Nhưng không thấy nói Từ Đạo Hạnh cùng với Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải đi Tây Thiên cầu đạo.
Điều 23 đã chỉ ra các hậu quả tiêu cực (khi không vận động cơ thể) và tích cực cho hoạt động đi bộ và cùng lúc tập trung tinh thần, mà khoa học tân tiến/hiện đại đã kiểm chứng một cách nghiêm túc...
Từ đó, nghệ thuật Hy Lạp - Phật giáo ra đời, lần đầu tiên thể hiện đức Phật dưới dạng hình tượng con người qua chất liệu tượng đá, kim loại, phù điêu, và thậm chí trên tiền xu. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử biểu tượng Phật giáo.
Tín ngưỡng Táo Quân vốn thuộc tín ngưỡng dân gian và không phải xuất phát từ Phật giáo. Tuy nhiên, bài khấn cho thấy sự hòa quyện của tín ngưỡng dân gian với Phật giáo thông qua việc niệm Phật, sám hối, và cầu bình an.
Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc tọa lạc ở thôn Bảo Ninh, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Chùa có địa thế cao ráo, xung quanh rợp bóng cây xanh tốt, tạo không khí bình yên, thanh tịnh nhưng cũng rất trang nghiêm.
Điều 23 đã chỉ ra các hậu quả tiêu cực (khi không vận động cơ thể) và tích cực cho hoạt động đi bộ và cùng lúc tập trung tinh thần, mà khoa học tân tiến/hiện đại đã kiểm chứng một cách nghiêm túc...
Qua việc so sánh giữa bản CNNA và tác phẩm CNPV của Tuệ Tĩnh đồng thời so với cuốn Từ điển Việt Bồ La thì nhiều khả năng Thiền sư Tuệ Tĩnh là người đã viết CNPV tiền thân của CNNA.
Phật giáo không chỉ là nhu cầu tinh thần mà nhìn nhận giá trị đạo đức tôn giáo còn có những điều phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhìn nhận tôn giáo, Phật giáo là nguồn lực.
Đạo đức Phật giáo đã góp phần bổ sung những giá trị đạo đức mới, phù hợp với tâm lý, đạo đức của người Việt, làm phong phú và sâu sắc thêm hệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
“Đời sống tăng đoàn ở Nalanda (Ấn Độ) vào thế kỉ 7: cây xỉa/chà răng theo ghi chép của pháp sư Nghĩa Tịnh” bàn về điều 8 trong 40 điều (hay chương) của cuốn Nam Hải Kí Quy Nội Pháp Truyện/NHKQNPT, soạn giả là pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713).
Bình luận (0)