Trang chủ Quốc tế Danh lam cổ tự Dambulla Di sản Thế giới tại Sri Lanka

Danh lam cổ tự Dambulla Di sản Thế giới tại Sri Lanka

Không gian bên trong rộng lớn của các điện thờ không bị ngăn cách lại được phân biệt về mặt không gian bởi sự sắp xếp có chủ ý và tinh tế của tác phẩm điêu khắc nhiều màu của nghề thủ công đặc biệt, được trang trí bằng các tác phẩm tranh tường rực rỡ.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Không gian bên trong rộng lớn của các điện thờ không bị ngăn cách lại được phân biệt về mặt không gian bởi sự sắp xếp có chủ ý và tinh tế của tác phẩm điêu khắc nhiều màu của nghề thủ công đặc biệt, được trang trí bằng các tác phẩm tranh tường rực rỡ.

Tác giả bộ ảnh: Giovanni Boccardi
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: UNESCO World Heritage Convention

Giá trị Nổi bật Toàn cầu

Tổng hợp ngắn gọn

Một địa điểm hành hương chiêm bái trong 22 thế kỷ, danh lam cổ tự Dambulla hang động huyền bí này, với năm điện thờ, là khu phức hợp danh lam cổ tự Phật giáo hang động lớn nhất, được bảo tồn hoàn hảo nhất ở Sri Lanka. Các bức bích hoạ Phật giáo (có diện tích 2.100 m2) với tầm quan trọng đặc biệt, cũng như 157 bức tượng.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Rangiri Dambulla Cave Temple Sri Lanka (1)

Ngôi danh lam cổ tự Dambulla còn có tên gọi là Chùa Vàng, là di sản thế giới được UNESCO công nhận năm 1991, toạ lạc tại trung tâm của Sri Lanka, cách khoảng 148 kilômét về phía Đông của Colombo, 72 kilômét về phía Bắc của Kandy và 43 km về phía Bắc của Matale.

Ngôi danh lam cổ tự Dambulla là nơi sinh hoạt của tăng đoàn Phật giáo trong khu rừng từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, những hang động tự nhiên này đã liên tục được chuyển đổi trong suốt thời kỳ lịch sử thành một trong những khu phức hợp Phật giáo lớn nhất và nổi bật nhất ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Để phù hợp với truyền thống cổ đại gắn liền với các thực hành nghi lễ Phật giáo sống động và sự bảo trợ liên tục của Hoàng gia Sri Lanka, các ngôi danh lam cổ tự Phật giáo trong hang động huyền bí đã trải qua một số chương trình cải tạo và trùng tu vào thế kỷ 18 trước khi có hình thức bên trong như hiện tại.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Rangiri Dambulla Cave Temple Sri Lanka (3)

Không gian bên trong rộng lớn của các điện thờ không bị ngăn cách lại được phân biệt về mặt không gian bởi sự sắp xếp có chủ ý và tinh tế của tác phẩm điêu khắc nhiều màu của nghề thủ công đặc biệt, được trang trí bằng các tác phẩm tranh tường rực rỡ. Hệ thống phân cấp không gian và cách bố trí nội thất có chủ đích không có sự phân chia vật lý này, dẫn dắt các Phật giáo đồ một cách có hệ thống qua các không gian từ chức năng nghi lễ này sang chức năng nghi lễ kế tiếp. Địa điểm linh thiêng huyền bí này trong thế giới Phật giáo rất đáng quan tâm vì sự liên kết của nó với truyền thống liên tục thực hành nghi lễ Phật giáo và hành hương chiêm bái trong hơn hai thiên niên kỷ.

Tiêu chí (i): Quần thể ngôi danh lam cổ tự Dambulla hang động huyền bí là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người trong lĩnh vực nghệ thuật và biểu hiện tôn giáo tại Sri Lanka cũng như Nam và Đông Nam Á. Các bức tranh vẽ bề mặt trong hang động và các pho tượng bên trong là độc đáo nhất về quy mô và mức độ bảo tồn. Quần thể ngôi danh lam cổ tự Dambulla bao gồm những kiệt tác quan trọng của nghệ thuật thế kỷ 18 theo trường phái Kandy của Sri Lanka.

Tiêu chí (vi): Ngôi danh lam cổ tự Dambulla là một cơ sở tự viện Phật giáo quan trọng và đáng quan tâm của đạo Phật ở Sri Lanka, vì sự liên kết rộng rãi của nó với truyền thống cổ đại, thực hành nghi lễ Phật giáo sống động và địa điểm hành hương chiêm bái nổi bật trong hơn hai thiên niên kỷ.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Rangiri Dambulla Cave Temple Sri Lanka (6) Tapchinghiencuuphathoc.vn Rangiri Dambulla Cave Temple Sri Lanka (7)

Tính trung thực

Di sản bao gồm tất cả các yếu tố và thành phần liên quan đến các khía cạnh sáng tạo khác nhau cần thiết để thể hiện giá trị nổi bật toàn cầu của di sản, chẳng hạn như pho tượng nhiều màu được đúc mẫu vữa hoặc đất sét hoặc được chạm khắc từ đá ở các điện thờ trong hang động thiêng liêng huyền bí này, tranh tường và bài trí nội thất. Cấu trúc vật lý các yếu tố trong tình trạng hoàn hảo và đã được bảo tồn để thể hiện giá trị này.

Tính xác thực

Hình thức và thiết kế tổng thể cũng như chất liệu của các bích hoạ bao phủ bề mặt bên trong của các điện thờ ở hang động và các pho tượng được tạc và chạm bằng đá trong các hang động đã được bảo lưu. Không có biện pháp can thiệp nào được thực hiện để thay đổi hình thức và thiết kế tổng thể của không gian bên trong hang động, hoặc vị trí và định vị các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ liên quan đến bố cục nội thất của chúng. Các không gian nội thất vẫn đang được những du khách thập phương hành hương chiêm bái sử dụng cho các nghi lễ Phật giáo, do đó duy trì công dụng và chức năng ban đầu cũng như tinh thần và cảm giác của không gian nội thất của điện thờ trong hang động.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Rangiri Dambulla Cave Temple Sri Lanka (5) Tapchinghiencuuphathoc.vn Rangiri Dambulla Cave Temple Sri Lanka (9)

Yêu cầu bảo vệ và quản lý

Tài sản ngôi danh lam cổ tự Dambulla thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Phật giáo Asgiriya, đã được công bố là Di tích được bảo vệ hợp pháp của Cục Khảo cổ học của Chính phủ Sri Lanka, cơ quan quản lý Sắc lệnh Cổ vật năm 1940 (sửa đổi năm 1998) ở cấp quốc gia. Không được phép can thiệp vào tài sản mà không có sự cho phép của Bộ Khảo cổ học Sri Lanka. Việc bảo tồn và giám sát các bức tranh và các vật thể đa màu sắc là trách nhiệm của Cục Khảo cổ học Sri Lanka. Các nhà sư phụ trách nghi lễ thường nhật và chịu trách nhiệm duy trì, bảo vệ và bảo trì chung tài sản quý giá này. Một phần của bộ sưu tập cửa từ khách du lịch nước ngoài đến hành hương chiêm bái di tích hang động thiêng liêng này được các nhà sư sử dụng cho những mục đích này. Khu vực kéo dài đến rìa của toàn bộ mỏm đá được chỉ định là vùng đệm dưới sự giám sát Cục Khảo cổ học Sri Lanka. Tài sản đặc tính của tôn giáo được bảo vệ hơn nữa bằng cách công bố toàn bộ khu vự xung quanh mỏm đá là một khu vực thiêng liêng của Cục Quy hoạch Vật lý Quốc gia.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Rangiri Dambulla Cave Temple Sri Lanka (11) Tapchinghiencuuphathoc.vn Rangiri Dambulla Cave Temple Sri Lanka (12)

Những thách thức phía trước chính yếu là bảo tồn các bức tranh, xử lý khả năng chuyên chở do lượng du khách hành hương chiêm bái gia tăng chủ yếu trong các lễ hội tôn giáo, và đạt kết quả hoàn hảo hơn trong công tác bảo tồn, duy trì thường xuyên. Việc duy trì Giá trị Nổi bật Toàn cầu của di sản theo thời gian sẽ yêu cầu thực hiện các biện pháp để tăng cường quản lý, bảo tồn và giới thiệu di sản. Chúng bao gồm chuẩn bị khung quản lý di sản, kế hoạch phát triển tổng thể, kế hoạch quản lý du khách và thiết lập chế độ giám sát thường xuyên.

Tác giả bộ ảnh: Giovanni Boccardi
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: UNESCO World Heritage Convention

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường