Trang chủ Bạn đọc Cúng dường khác với “đầu tư”

Cúng dường khác với “đầu tư”

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Từng ở chùa, tôi thấu hiểu sự thiêng liêng của cúng dường tam bảo cách trực quan. Cư sĩ phật tử và những bà con có thiện ý với đạo Phật, thể hiện tấm lòng thành kính với chư Phật bằng tịnh vật, đồng tiền mồ hôi cần lao mà có, kính cẩn trao cho vị trụ trì hay để vào hòm công đức ở chính điện. Hình ảnh ấy gieo vào lòng những ai chứng kiến tình cảm trân quý ở của thiền, và gợi về thời xa xưa của tăng đoàn.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 9.2017 Cung duong khac dau tu 1

Tu sĩ – một lớp người xuất gia vì niềm tin, thoát ly đời sống thường tình, hoạt động xã hội và sản xuất vật chất thông thường, kinh doanh… Để phục vụ đời sống tăng đoàn và mọi việc để duy trì các cơ sở Phật giáo, nhu cầu to lớn về tài lực, vật lực đặt ra. Từ thời đức Phật, sự phát tâm cúng dường của đại chúng đã giúp duy trì sinh hoạt của tăng đoàn và đặt những cơ sở vật chất đầu tiên cho Giáo hội.

Ở Việt Nam ngày nay, hệ thống cơ sở tự viện Phật giáo dày và đều khắp, từ thành thị đến thôn quê và nhịp độ xây dựng, trùng tu… diễn biến hàng ngày, khối lượng tài lực, vật lực khổng lồ từ đâu? Cúng dường của bá tánh. Tôi từng tham gia những sự kiện Phật giáo lớn tầm quốc gia mà ở đấy từ nhà nghỉ, phẩm thực, tài liệu, di chuyển… đều từ cúng dường của doanh nghiệp hay cá nhân phật tử với con số quy ra tiền rất lớn. Mồ hôi của bà con mình…

Có những hình ảnh khó quên gặp ở khắp nơi về sự cúng dường Tam bảo: Ở Ngọa Vân am ngự trên vòng cung Đông Triều, cô bác hành hương đến từ các thôn xóm trong vùng, tay nách xách mang leo dốc từ sớm mai, cố len qua những khóm trúc trong róc rách suối chảy, trong sương mù trắng xóa… Tôi đã ngồi thinh lặng trên đỉnh cạnh cụ bà người Bắc Bộ chít khăn, trên tay là trái mướp gãy đôi, là phẩm vật nhà cụ trồng và mang lên núi cúng Phật. Khó quên… Ở Bảo Quang tự, còn gọi bình dị “chùa Ba Vàng”- một kiến trúc hoành tráng trên vùng đồi uông Bí, Quảng Ninh thuộc phường Quang Trung, nơi có chứng thư của một tổ chức quốc tế ghi nhận “chính điện cao nhất Đông Dương”.

Ở chính điện thanh tịnh ấy, tôi tần ngần chỉnh ống kính máy ảnh hướng vào cô bé mẫu giáo được mẹ hướng dẫn đặt tờ bạc 5.000 đồng vào hòm công đức sau khi kính cẩn lạy Phật, giữa không gian ngân vang tiếng chuông. Một góc nhìn thoáng đãng về đồng tiền, thanh tịnh và thiêng…

Nhưng, mặt trái sự cúng dường gây nhức nhối. Đằng sau sự nhộn nhịp hành hương và khối lượng tiền của vật chất dồi dào ở một số chốn linh thiêng, có một sự thực được những bậc khả kính bộc bạch: số người đến cúng dường vì tin vào lời đồn sẽ được hộ trì kinh doanh, một vốn bốn lời; vì tin vào lời đồn rằng sẽ có con hay chữa khỏi được những căn bệnh nan y; vì tin… Tôi biết, chuyện ấy thực. Có người công phu chuẩn bị cho hành trình nghìn cây số “vì tin” để có tấm phép, ấn hay… Và sẵn lòng cúng dường khoản tiền khó tin, hàng tỷ đồng!

Không dám lạm bàn chuyện tế nhị vì tín ngưỡng, nhưng Phật đã chỉ rất rõ và ngay từ đầu trong lý luận kinh điển căn bản MÊ TÍN & CHÁNH TÍN, và suy luận theo kinh điển căn bản ấy, sự cúng dường đang nói mang tính chất mê hơn chính tín, nó không đem đến cho người cúng sự mở lòng, từ tâm và tăng trưởng tâm linh, mà ngược lại. Phật trọng tâm, vạn pháp duy tâm tạo, sự cúng dường đồng thời hình thành tâm thiện tương ứng sẽ có hệ quả tinh tấn, còn “cúng dường” với tư tưởng không khác chi một khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở “thị trường” vô hình, mong cầu nhận lại những con số gấp bội trong tài khoản hay lợi lộc khác: thăng chức, tốt nghiệp, sinh con trai… không nằm trong ý tưởng của đức Phật trong nội hàm CÚNG DƯỜNG nguyên nghĩa, nó là chuyện khác cho dù có người lập luận “tiền nào cũng là tiền”.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 9.2017 Cung duong khac dau tu 2

Sự thực đúng là “tiền nào cũng là tiền” khi nhà chùa hay Giáo hội sử dụng đồng tiền kia vào những công việc phật sự hay công việc từ thiện, nhưng vấn đề đang nói ở chỗ người cúng dường không phát sinh được công đức như Phật nói đến về cúng dường, không tinh tấn và tất yếu mong cầu thực dụng của họ – về lý thuyết – không được đáp ứng, Phật không… nhận đầu tư thông qua hòm công đức! Có sự ngộ nhận ở đây?

Không thể liệt kê chi tiết cụ thể và không được phép làm thế, nhưng có thể nói về rất nhiều trường hợp đi cúng dường về mà tâm sân si tăng trưởng, ngã mạn… phát triển và người ta ta thán: đi chùa nhiều, cúng… dữ, sao thế? Con trai không thấy chào đời, nghịch tử phá của, sự học đì đạch và kinh doanh sa sút… Dưới góc độ đầu tư, thua.

Không thể liệt kê chi tiết vì không được phép, nhưng có thể nói về nhiều trường hợp quý vị cúng dường hàng tỷ đồng nhưng thẳng thừng quay lưng trước lời mời gọi tham gia từ thiện nhân đạo ngay xóm ấp ngõ phố chỉ với mong cầu một chiếc xe đạp cũ cho học sinh nghèo hiếu học hay chút gạo cho hộ nghèo, thậm chí vài bao xi măng làm sân ngôi chùa xuống cấp ngay cạnh nhà; quý vị ấy cúng tiền tỷ cho những ngôi chùa hoành tráng và phải… ở rất xa! Tôi không hiểu nhưng không dám hỏi. Người ta hiểu sai về cúng dường – một văn hóa đỉnh của văn hóa, một đường tu căn bản cho mọi người. Cúng nhiều tỷ đồng cho Tam bảo, nhưng không thể mở lòng từ thiện giúp đỡ cho một trẻ nghèo cạnh nhà đang trong hoàn cảnh khốn khó, làm sao giải trình dưới góc độ Phật giáo về hành động “cao đẹp” ở ngôi chùa xa?

“Cúng dường và đầu tư tài chính là hai việc hoàn toàn khác nhau”, có thể khẳng định như thế.

Lại bàn chuyện tế nhị, mong được rộng lòng.

Tác giả: Công Nguyễn
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 9/2017

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường