Trang chủ Quốc tế AI giúp bảo tồn di sản văn hóa Tây Tạng

AI giúp bảo tồn di sản văn hóa Tây Tạng

Sự ra mắt của công cụ Monlam AI thể hiện một bước tiến đáng kể đối với cộng đồng Tây Tạng, bởi nó áp dụng công nghệ hiện đại để bảo tồn di sản văn hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp trong thời đại kỹ thuật số.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Sự ra mắt của công cụ Monlam AI thể hiện một bước tiến đáng kể đối với cộng đồng Tây Tạng, bởi nó áp dụng công nghệ hiện đại để bảo tồn di sản văn hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp trong thời đại kỹ thuật số, với sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo nổi tiếng như nhà lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng Penpa Tsering và Diễn giả Khenpo Sonam Tenphel, công cụ Monlam AI hứa hẹn sẽ mang lại những cống hiến có giá trị cho cộng đồng người Tây Tạng hải ngoại và hơn thế nữa.

Tác giả: Craig Lewis

Việt dịch: Thích Vân Phong

Gioi thieu ve Monlam AI den voi Duc Dat Lai Lat Ma

Giới thiệu về Monlam AI đến với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ảnh: instagram.com/monlam.ai

Ứng dụng “Từ điển tiếng Đức-Tây Tạng” là một dự án chung của Trung tâm Nghiên cứu (công nghệ thông tin CNTT) Tây Tạng Monlam (Ấn Độ) và Viện Tây Tạng Rikon (Thụy Sĩ).

Từ điển dựa trên từ điển Đức-Tây Tạng, do ngài Losang Tenzin Mantö viết và được xuất bản bởi Viện Tây Tạng Rikon.

Từ điển có hơn 15.000 bản dịch tiếng Đức-Tây Tạng. Chúng chủ yếu là những từ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày trong xã hội Tây Tạng trong khu vực nói tiếng Đức.

Trung tâm Nghiên cứu CNTT Tây Tạng Monlam, một nhà phát triển phần mềm giáo dục có trụ sở tại Dharamsala, một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh Ấn Độ, vào đầu tháng 11 vừa qua đã ra mắt công cụ phần mềm Trí tuệ nhân tạo Monlam (AI) mới cho cộng đồng Tây Tạng.

Các nhà phát triển phần mềm (một cá nhân hay một tổ chức có liên quan đến các vấn đề trong quá trình phát triển phần mềm ở mức cao hơn việc chỉ thiết kế và viết mã, là khái niệm rộng hơn phạm vi lập trình máy tính hay quản lý dự án, bao gồm cả nhiều vấn đề quản lý sản phẩm phần mềm) hy vọng rằng công cụ AI mới sẽ cung cấp một phương tiện giúp bảo tồn kho di sản văn hóa Tây Tạng gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm văn học, lịch sử, âm nhạc và văn bản Phật giáo.

Buổi ra mắt công cụ phần mềm Trí tuệ nhân tạo Monlam (AI) mới cho cộng đồng Tây Tạng được tổ chức vào ngày 2 tháng 11 vừa qua, sự kiện được diễn ra tại Viện Biểu diễn Nghệ thuật Tây Tạng (TIPA) ở gần Mcleodganj, ngoại ô Dharamsala, Ấn Độ, với sự hiện diện của Thượng toạ Khenpo Sonam Tenphel, chính trị gia người Tây Tạng, Chủ tịch Quốc hội của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA), Cư sĩ Penpa Tsering, Phó Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong). Trước đó cùng ngày, các nhà phát triển đã trực tiếp trình bày cho Đức Đạt Lai Lạt Ma về phần mềm Trí tuệ nhân tạo Monlam (AI).

“Nét đặc biệt mới của phần mềm (monlam.ai) đã được giới thiệu tới khán thính giả sau bài phát biểu ngắn gọn của ngài Geshe Lobsang Monlam, người sáng lập và Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu CNTT Tây Tạng Monlam, đồng thời nghiên cứu về nhiều Phần mềm có liên quan đến tiếng Tây Tạng, (đã xuất hiện) lần đầu tiên trong thế giới trí tuệ nhân tạo, đã thu hút được sự quan tâm trên toàn cầu”, – nội dung do chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) đã nêu trong một thông báo gần đây.

“Công nghệ máy học (Machine learning, ML), công cụ AI Tây Tạng đầu tiên cho phép người dùng truy cập vào bốn mô hình công nghệ máy học (Machine learning) chính: Mô hình dịch máy, Mô hình nhận dạng ký tự quang học (OCR), Mô hình chuyển giọng nói thành văn bản và Mô hình chuyển văn bản thành giọng nói.” (Central Tibetan Administration)

Cu si Tenzin Nyima Giam doc dieu hanh Trung tam Nghien cuu CNTT Monlam

Hình 2: Cư sĩ Tenzin Nyima Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu CNTT Monlam. Ảnh: twitter.com

Được ca ngượi là một bước đột phá trong phát triển phần mềm giáo dục của nhân dân Tây Tạng, công cụ kỹ thuật số ứng dụng trí tuệ nhân tạo, có tên là Monlam AI sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ máy học (Machine learning) để dịch tiếng Tây Tạng và nói sang tiếng Anh, tiếng Trung và các ngôn ngữ khác, nhanh hơn và chính xác hơn nhiều so với phần mềm dịch thuật hiện có.

Ngai Geshe Lobsang trong Buoi ra mat cong cu phan mem Tri tue nhan tao Monlam AI moi

Ngài Geshe Lobsang trong Buổi ra mắt công cụ phần mềm Trí tuệ nhân tạo Monlam (AI) mới. Từ twitter.com. Ảnh: twitter.com

Geshe Lobsang giải thích: “Một trong nhiều khả năng của công cụ AI này nó sẽ nâng cao hiệu quả và độ chính xác của việc dịch các văn bản, giáo lý và tác phẩm văn học tôn giáo Tây Tạng. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu thử nghiệm công cụ AI này, một số dịch giả người Tây Tạng và không phải người Tây Tạng đã nhận thấy rằng, những công cụ này sẽ không chỉ đẩy nhanh quá trình mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường phát triển nhanh chóng này.” (RFA)

Ngai Geshe Lobsang trong Buoi ra mat cong cu phan mem Tri tue nhan tao Monlam AI moi b

Ngài Geshe Lobsang trong Buổi ra mắt công cụ phần mềm Trí tuệ nhân tạo Monlam (AI) mới. Từ twitter.com. Ảnh: twitter.com

Geshe Lobsang nói thêm rằng, các nhà phát triển của Trung tâm Nghiên cứu CNTT Tây Tạng Monlam (Ấn Độ) đang nghiên cứu các chức năng khác có thể nhận dạng các bản thảo tôn giáo Tây Tạng trong các hình ảnh được khắc trê gỗ và chuyển chúng thành văn bản kỹ thuật số.

Trong một tuyên bố sau sự kiện ra mắt sự ra mắt của công cụ Monlam AI, Tập thể Quyền Tây Tạng (Tibet Rights Collective), một nhóm nghiên cứu chính sách và vận động có trụ sở tại Delhi cho biết: “Sự ra mắt của công cụ Monlam AI thể hiện một bước tiến đáng kể đối với cộng đồng Tây Tạng, bởi nó áp dụng công nghệ hiện đại để bảo tồn di sản văn hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp trong thời đại kỹ thuật số, với sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo nổi tiếng như nhà lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng Penpa Tsering và Diễn giả Khenpo Sonam Tenphel, công cụ Monlam AI hứa hẹn sẽ mang lại những cống hiến có giá trị cho cộng đồng người Tây Tạng hải ngoại và hơn thế nữa.” (Tibet Rights Collective)

Geshe Lobsang tục danh Lobsang Monlam, sinh sinh tại Amdo Ngaba, Tây Tạng, (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) và sau khi học xong tiểu học, Ngài xuất gia thụ giới tại Tu viện Trosig. Ngài bắt đầu nghiên cứu tu học Kim Cương thừa Phật giáo Mật tông và phụng vụ ở tuổi thanh xuân (16), cũng như vẽ tranh tranh thangkha truyền thống.

Sau khi tỵ nạn sang Ấn Độ vào năm 1993, Ngài trở thành sinh viên tại Đại Học Phật Học SeraMey ở Ấn Độ, nghiên cứu triết học Phật giáo trong 16 năm.

Năm 2012, Ngài Geshe Lobsang thành lập Trung tâm Nghiên cứu CNTT Tây Tạng Monlam (Ấn Độ), dưới sự hướng dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tập trung vào phát triển phần mềm, phông chữ và các kỹ thuật số khác liên quan đến ngôn ngữ và văn hoá Tây Tạng. Năm 2005, Ngài đã góp phần tiêu chuẩn hóa phông chữ viết Tây Tạng, phát triển phông chữ Tây Tạng Monlam đầu tiên vào năm 2005.

Năm 2022, ngài Geshe Lobsang cùng một nhóm gần 150 biên tập viên và nhân viên đã xuất bản Từ điển Tây Tạng Grand Monlam gồm hơn 360.000 từ, từ đó đã tạo ra 37 ứng dụng và một trang web. Công trình kéo dài với thời gian 9 năm, được hỗ trợ bởi Quỹ Đạt Lai Lạt Ma, đã giúp bảo tồn và phổ biến giáo lý Phật giáo Tây Tạng.

Tác giả: Craig Lewis

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: Buddhistdoor Global

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường