Trang chủ Quốc tế Cổ tự Ta Som trong quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor, Campuchia

Cổ tự Ta Som trong quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor, Campuchia

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Biên dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Khmer Tmes

Ngôi già lam cổ tự Ta Som (tiếng Khmer: ប្រាសាទតាសោម), ngôi chùa nhỏ ở trong quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor, Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kiến tạo vào cuối thế kỷ 12 cho Quốc vương Jayavarman VII (tại vị: 1181-1215?). Ngôi già lam cổ tự tọa lạc tại đông bắc của Angkor Thom và ngay phía đông của Neak Pean (“con rắn quấn”) tại Angkor, một hòn đảo nhân tạo với một ngôi chùa trên một đảo hình tròn ở Preah Khan Baray.

Ngoi gia lam co tu Ta Som Angkor Campuchia 17

Chùa được xây trong thời kỳ trị vì của đức Quốc vương Jayavarman VII vị anh minh phật tử hộ pháp Đại thừa Phật giáo, vị vua thần hộ trì chính pháp đầy nhân ái, người đã xả thân lưu lại trần gian vì lợi ích của muôn dân.

Đức Quốc vương Jayavarman VII còn có công xây dựng vô số bệnh viện khắp đất nước Campuchia.

Ngoi gia lam co tu Ta Som Angkor Campuchia 3

Quốc vương đã dành ngôi già lam cổ tựu cho phụ vương là Dharanindravarman II (Paramanishkalapada), đức vua của Đế chế Khmer từ những thập niên 1150-1160. Ngôi già lam cổ tự Ta Som bao gồm một đền đơn lẻ nằm trên một tầng và được bao quanh bằng lớp tường đá ong. Giống như Preah Khan và Ta Prohm gần đó, ngôi già lam cổ tự hầu như không có người ở, với vô số cây cối và thảm thực vật mọc lên giữa tàn tích.

Năm 1998, tổ chức phi lợi nhuận thế giới Quỹ bảo vệ văn vật kiến trúc thế giới (WMF) đã thêm ngôi già lam cổ tự này vào chương trình trùng tu, bắt đầu công việc, ổn định kết cấu để an toàn hơn cho du khách.

Ngoi gia lam co tu Ta Som Angkor Campuchia 9

Ngoi gia lam co tu Ta Som Angkor Campuchia 14

Kết cấu

Được thiết kế để đi vào từ phía đông, ngôi già lam cổ tự Ta Som được bao quanh bởi một con hào và được bao bọc bởi ba lớp tường đá ong, thông qua hai cặp gopura (cổng lối vào). Các gopura có hình chữ thập và chứa một căn phòng nhỏ ở mỗi bên cùng với các cửa sổ chứa lan can. Cấu trúc chính của popura được chạm khắc với tứ diện theo phong cách Bayon. Gopura bên ngoài hướng đông đã bị cây sung thiêng (Ficus religiosa) bám rễ bao lấy và đâm xuống đất. Phần bên trong của ngôi già lam cổ tự bao gồm một khu đền thiêng hình chữ thập tại trung tâm với các cổng vòm tại mỗi cánh hông, được bao quanh bởi tứ gian ở góc. Hai thư viện nhỏ nằm ở hai bên lối vào phía đông.

Ngoi gia lam co tu Ta Som Angkor Campuchia 6

Ngoi gia lam co tu Ta Som Angkor Campuchia 12

Ngoi gia lam co tu Ta Som Angkor Campuchia 15

Ngoi gia lam co tu Ta Som Angkor Campuchia 19

Khôi phục

Theo Cơ quan Quốc gia Apsara (ANA), quản lý các ngôi đền chùa trong Thánh địa Phật giáo Angkor, rất ít công tác trùng tu được thực hiện tại Ta Som cho đến giữa thế kỷ 20, vào những năm 1950. Tại thời điểm này, một số công trình gần như sụp đổ thành phế tích. au khi tổ chức phi lợi nhuận thế giới Quỹ bảo vệ văn vật kiến trúc thế giới (WMF) bổ sung Ta Som vào dự án của họ, nhóm WMF bắt đầu lập hồ sơ và diễn giải địa điểm và tiến hành ổn định khẩn cấp các các cấu trúc mỏng manh và cải thiện dòng khách tham quan quanh di tích.

Ngoi gia lam co tu Ta Som Angkor Campuchia 22

Ngoi gia lam co tu Ta Som Angkor Campuchia 23

Năm 2007, tổ chức phi lợi nhuận thế giới Quỹ bảo vệ văn vật kiến trúc thế giới (WMF) và Cơ quan Quốc gia Apsara (ANA) đã tiến hành các công việc khai quang và lập hồ sơ cho phép kết nối ngôi già lam cổ tự Ta Som từ cả tứ diện. Nhiều khối đá sa thạch đã được sửa chữa và điều này cho phép tái thiết Mặt trận Trung tâm Bắc của Bắc Gopura.

Biên dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Khmer Tmes

***

Clip video: Ngôi già lam cổ tự Ta Som

https://www.youtube.com/watch?v=nSsED88YA-A
https://www.youtube.com/watch?v=nDmlu_68e-s
https://www.youtube.com/watch?v=gSQ-TdfBOWc
https://www.youtube.com/watch?v=x6pBHaOP12Q

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường