Trang chủ Chuyên đề Cờ Phật giáo có từ bao giờ?

Cờ Phật giáo có từ bao giờ?

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tại Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam vào tháng 11 năm 1981 tại Hà Nội, cờ đỏ sao vàng là lá cờ Tổ quốc và lá cờ Phật giáo 5 màu xuất hiện trang trọng trên lễ đài Đại hội.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2021 Co Phat giao co tu bao gio 1

Kể từ năm 1951, đây là lần thứ 2 cờ Phật giáo xuất hiện ở nước ta.

Trước đó, vào năm 1951 tại chùa Từ Đàm cố đô Huế, Đại hội Phật giáo ba miền Bắc-Trung Nam được triệu tập. Đại hội đã thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam. Cũng trong dịp này Hòa thượng Tố Liên trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội đã tặng Đại hội lá cờ Phật giáo thế giới năm màu. Và lá cờ đó cũng đã được Đại hội thông qua lấy lá cờ này làm cờ Phật giáo Việt Nam.

Lá cờ Phật giáo 5 màu này cũng vừa được Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tổ chức ở Colombo, thủ đô Tích Lan (tức thủ đô nước cộng hòa Srilanca bây giờ) thông qua vào năm 1950. Đại hội gồm 26 nước thành viên tham dự, trong đó có Việt Nam, do Hòa thượng Tố Liên làm trưởng đoàn. Đại hội đã thành lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giới và nhất trí chọn lá cờ Phật giáo Tích Lan làm cờ Phật giáo thế giới.

Lịch sử Phật giáo ghi nhận: Người phác họa cờ Phật giáo thế giới (mà trước đó là cờ Phật giáo Tích Lan – như đã trình bày) là Đại tá người Anh, ông Henry Steel Olcott (1832 – 1907). Trước đó, lá cờ này được chính thức xuất hiện vào ngày 28 tháng 4 năm 1885 trong Lễ hội Vesak – tức lễ Tam Hợp (theo Phật giáo Tiểu thừa: Tam hợp gồm:

Ngày Phật đản sinh – ngày Phật thành đạo – và ngày Phật nhập diệt cùng là “Ngày trăng tròn tháng Tư” theo Lịch cổ Ấn Độ) trước khi cờ Phật giáo ra đời ở Tích Lan, xin ghi lại đôi dòng lịch sử về nó:

Năm 1770, người Hà Lan xâm chiếm Tích Lan đã hủy bỏ ngày Đại lễ Vesak đã có từ lâu đời tại quốc gia Phật giáo này. Tiếp theo là người Anh tiếp bước vào Tích Lan cũng phớt lờ ngày Đại lễ đó. Mâu thuẫn dẫn tới những đụng độ nảy sinh đối với những phật tử đã khiến chính quyền khi đó phải đối phó với những kể tấn công phật tử tại nhiều nơi, nhất là ở thủ đô Colombo. Đến tháng 5 năm 1880, Đại tá người Anh tên là Henry Steel Olcott đến Tích Lan và ông đã đặt vấn đề phục hưng Phật giáo. Nhưng phải đến 4 năm sau. Tức ngày 28 tháng 1 năm 1884, ông đã đứng ra sáng lập Ủy ban bảo vệ Phật giáo tại quốc gia này. Ủy ban đó đã tiến hành xem xét rất nhiều vấn đề liên quan đến những sai trái, bất công mà người phật tử nơi đây phải gánh chịu. Tại một buổi mít ting do Ủy ban này tổ chức đã kiên quyết đòi chính phủ Anh phải thực hiện Bản yêu sách mà họ đã ký thông qua. Rồi bản yêu sách này được giao cho Đại tá Olcorby là Chủ tịch của Ủy ban này đảm trách gửi tận tay tới Tướng Derby ở thủ đô Luân Đôn. Nội dung các vấn đề được nêu trong yêu sách là: Chính phủ Anh cần thực hiện một chính sách trung lập về tôn giáo, bảo đảm quyền lợi tôn giáo trong đó tạo thuận lợi cho những phật tử hoạt động trong tín ngưỡng của họ; đồng thời loại bỏ những điều bất thường và cho phép thành lập hệ thống quản lý phù hợp với quyền lợi của Phật giáo.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2021 Co Phat giao co tu bao gio 2

Sau khi những yêu sách của Ủy ban bảo vệ Phật giáo này được chấp thuận, nghi thức kéo cờ Phật giáo được long trọng tổ chức vào ngày 28 tháng 4 năm 1885 tại Colombo – Thủ đô Tích Lan, đồng thời nghi thức này cũng được tổ chức trọng thể tại những ngôi chùa lớn tại Tích Lan kèm theo một thông báo: “Ngày Vesak là ngày lễ chung, thiêng liêng cho mọi người…”

… Để rồi, vào năm 1950, lá cờ Phật giáo Tích Lan ấy đã được thông qua tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tổ chức ở Colombo chọn làm Cờ Phật giáo thế giới. Lời chấp thuận của Đại hội được ghi lại: “Đây là lần đầu tiên chúng ta có tư tưởng tốt đẹp sáng chế ra được lá cờ mà mọi quốc gia Phật giáo chấp thuận như biểu tượng quốc tế tín ngưỡng của họ. Chúng ta đã tìm ra ý tưởng rất độc đáo để kết hợp lá cờ Phật giáo được phác thảo theo các mầu sắc hào quang của đức Phật”.

Cờ Phật giáo – cũng như mỗi lá cờ đều hàm chứa những giá trị rất đỗi thiêng liêng. Cờ Phật giáo 5 màu cũng vậy – nó biểu tượng cho hào quang của đức Phật. Đó là: trí tuệ, chính tín, sự yêu chuộng hòa bình và nhất là tinh thần đoàn kết hòa hợp của tất cả những người con Phật, của nhân loại.

Và những biểu tượng về màu sắc cờ Phật giáo

– theo chiều dọc từ trên xuống gồm các màu như sau:

1. Màu xanh đậm (cũng gọi là xanh dương)
2. Màu vàng
3. Màu đỏ
4. Màu trắng
5. Màu cam

Ở phần ngoài ra lá cờ được liên kết cả 5 màu

Ý nghĩa của các màu được thể hiện:

1. Màu xanh đậm (xanh dương): Tượng trưng cho ĐỊNH căn: Hàm chứa sự rộng lớn, tĩnh lặng và sáng suốt.

2. Màu vàng: Tượng trưng cho NIỆM căn: Tức chính niệm, là nền tảng để phát sinh Định – Tuệ.

3. Màu đỏ: Tượng trưng cho TẤN căn – Chỉ cho sự tinh tiến, vượt qua mọi trở ngại, nghịch cảnh.

4. Màu trắng: Tượng trưng cho TÍN căn – Niềm tin vào chính pháp không lay chuyển, cội rễ của muôn hạnh lành.

5. Màu cam: Tượng trưng cho HUỆ (Tuệ) căn. Khi Tín – Tấn – Niệm – Định đầy đủ thì trí tuệ phát sinh.

Màu tổng hợp, liên kết 5 màu: Tượng trưng cho tin thần đoàn kết, hòa hợp của phật tử trên toàn thế giới.

Nhu vậy, cờ Phật giáo thế giới và cũng là cờ Phật giáo Việt Nam đã có mặt tại nước ta từ năm 1951 và nhất là sau Đại hội Phật giáo Việt Nam thống nhất vào tháng 11 năm 1981, màu cờ 5 sắc hào quang thiêng liêng của đức Phật đã luôn luôn phấp phới tung bay tại các ngôi chùa ở nước ta.

Hoan hỷ thay! Mô Phật!

Tác giả: Pháp Vương Tử
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 1/2021

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường