Chi tiết chương trình tu học tại các tự viện Phật giáo của vương quốc Bhutan được thống nhất trên toàn quốc và được thiết kế kỹ càng từ thế kỷ XVII. Nội dung chương trình và phương pháp tu học tương đối ổn định cho tới tận ngày nay. Bắt đầu từ các bài học về nghi thức, cách trì tụng mật chú, kinh điển và thiền, dần kết hợp triết học…

Các môn học chính chương trình sơ cấp

1. Nghi nhớ và tán thán tiểu sử cuộc đời, công hạnh của ngài Zhabdrung (ngài Zhabdrung Rinpoche đã thiết lập nên vương quốc Bhutan)

2. Các nghi quỹ cúng dường trà (sau khi Quy y Tam bảo, bất cứ thực phẩm thọ dụng nào, đồ ăn, thức uống đều phải trì tụng các nghi thức thọ nhận cúng dường).

3. Tán thán công hạnh của các đời Pháp chủ Bhutan (Je Khenpo).

4. Nghi thức cầu nguyện tới thổ địa, thần linh địa phương.

5. Nghi quỹ tán thán đức Phật.

6. Nghi quỹ tán thán đức Phổ Hiền.

7. Kinh văn cầu thỉnh Tam bảo.

8. Kinh văn Quy y và phát Bồ đề tâm.

9. Nghi thức cung kính huynh trưởng (Huynh trưởng, Sanskrit: Sthavira, thuật ngữ bắt nguồn từ Kinh Tạng, nghĩa là chư tăng, ni thụ giới xuất gia trước 1 vị khác, do đó có kinh nghiệm, tri thức hơn người sau).

10. Chân ngôn Vajradhara (Kim cương trì – một nghi thức của Mật giáo).

11. Kinh văn tịnh hóa vật phẩm cúng dường và cúng dường (sau khi thụ nhận vật phẩm cúng dường, để có công đức cho người cúng dường và để tịnh hóa các phẩm vật bởi người nhận cúng dường. Cúng dường thực phẩm lên bậc thầy và các hộ pháp sẽ với động cơ trong sạch, đúng nghi thức sẽ tích lũy công đức, trí tuệ to lớn.

12. Nghi quỹ đức Liên Hoa Sinh trong thân tướng phẫn nộ, sắc đỏ. (Trong truyền thống Phật giáo Bhutan, đức Liên Hoa Sinh có tám hóa thân. Thân tướng phẫn nộ chú trọng điều phục các chướng ngại bên trong và bên ngoài tâm).

13. Ngôn ngữ Chokey và Dzongkha.

14. Anh ngữ.

Ngoài ra còn các môn tự chọn như: viết chữ nghệ thuật; giới luật tự viện tại Bhutan.

Các môn học chính chương trình sơ cấp

1. Chân ngôn Phật Trường thọ (San. Amitayus).

2. Tâm yếu trí tuệ. Tác phẩm được chuyển dịch sang Tạng ngữ bởi dịch giả Vô Cấu Hữu (Acharya Vimalamitra) người Ấn Độ thế kỷ thứ VIII.

3. Chân ngôn Sarvatrailokyaprativisista. Sự thực hành liên quan tới sức khỏe.

4. Cúng dường mandala.

5. Nghi quỹ Lục độ Phật mẫu (Tara). Đức Tara được cho là một hóa thân của Bồ Tát Quan Âm, đây là một nghi quỹ thực hành phổ biến tại Phật giáo Ấn Độ, Tây Tạng và Bhutan.

6. Nghi quỹ Kim Cương tát đỏa (San: Vajrasattva, nghi quỹ tu trì với mục đích chính để tịnh hóa các nghiệp xấu ác).

7. Tán thán bậc thầy (Lời cầu nguyện này được ngài Liên Hoa Sinh trước tác).

8. Tán thán thánh tăng Tilopa (Thánh tăng Mật thừa Ấn độ, sinh tại vùng Bắc Bengal. Ngài là bậc thầy của Thành tựu giả Naropa). Ngài được tính là một trong những tổ sư của dòng Kagyu Tây Tạng.

9. Lời cầu nguyện lên bậc thầy của bảy dòng truyền thừa Phật giáo.

10. Sám hối và nghi thức cầu nguyện hộ pháp.

11. Ngôn ngữ Chokey và Dzongkha.

12. Anh ngữ.

Ngoài ra còn các môn tự chọn như: Viết chữ nghệ thuật, giới luật.

Các môn học chính chương trình sơ cấp.

1. Lời cầu nguyện trong trạng thái Trung gian (Bardo: Trạng thái trung gian sau khi một người qua đời và tái sinh. Lời cầu nguyện bao gồm các đặc điểm, hiện tướng cũng như các cách khởi tâm trong mỗi giai đoạn).

2. Nghi quỹ cầu nguyện Mã Đầu Minh Vương (San. Hayagriva). Mã Đầu Minh Vương là một hóa thân của đức Quan Âm, đồng thời là một trong tám vị Bản tôn chính trong Nghi thức Mật giáo Mahayoga.

3. Sám hối Bồ tát giới.

4. Phục nguyện Sám hối.

5. Kinh Phổ Hiền Quảng Nguyện Vương.

6. Những lời cầu nguyện Tam bảo.

7. Lời cầu nguyện đức Từ Thị Di Lặc (San. Maitreya).

8. Nghi quỹ cầu nguyện lên Bồ Tát Quan Âm.

9. Cầu nguyện Hoan hỷ địa.

10. Kinh văn cầu nguyện đức Phật A Di Đà.

11. Chân lý về Tam bảo và Tam căn bản

12. Kinh văn cầu nguyện Hộ pháp

13. Cầu nguyện đức Phật Thế Tôn.

14. Cầu nguyện Bồ tát là hiện thân khẩu giác ngộ của đức Phật.

15. Cầu nguyện đức Bồ Tát Quan Âm

16. Cầu nguyện cõi tịnh độ Màu đồng (Trong truyền thống Phật giáo Himalaya, cõi tịnh độ màu đồng là cõi đức Liên Hoa Sinh hóa hiện về sau khi rời Tây Tạng)

17. Kinh văn cầu nguyện cát tường

18. Lời cầu nguyện lên đức Liên Hoa Sinh.

19. Ngôn ngữ Chokey và Dzongkha.

20. Anh ngữ.

Các môn học lựa chọn: chữ viết, thực hành Torma, chuông âm, vũ điệu tử thần, giới luật.

Các môn học chính chương trình sơ cấp

1. Kinh văn cúng dường nước lên chư Phật, chư Bồ tát và Hộ Pháp.

2. Kinh văn tu trì đức Phật A Xúc Bệ (San: Aksobhya), có nghĩa là Bất Động Phật, thuộc Kim cương bộ trong Mật thừa.

3. Kinh văn đức Văn Thù (xưng tán nhiều danh hiệu khác nhau của đức Văn Thù)

4. Kinh văn đức Văn Thù (sắc thân màu trắng).

5. Nghi quỹ cúng dường Hỏa thực (nghi thức này bắt nguồn từ thời vua Trisong Detsen khi ông bị nhiễm môt loại bệnh lạ. Ngài Liên Hoa Sinh đã dạy cho nhà vua và các đệ tử về nguồn gốc loại bệnh, cách chữa bệnh bằng thực hành nghi quỹ này. Các truyền thống Phật giáo Bhutan, Tây Tạng đã kế thừa, thực hành nghi thức này, sử dụng kết hợp các thực phẩm, rồi đốt thành khói thơm, kết hợp với từ bi tâm, năng lực thiền định cúng dường lên chư Phật, chư Bồ tát và các loài chúng sinh).

6. Nghi thức đức Phật A Xúc Bệ, khế ấn và kinh văn.

7. Ngôn ngữ Chokey và Dzongkha.

8. Anh ngữ.

Ngoài ra, còn các môn học lựa chọn như: viết chữ nghệ thuật, làm Torma, thực hành thiền định xoay chuông, cử hành nghi thức hộ pháp.

Các môn học chính cho chương trình sơ cấp

1. Nghi thức Hộ pháp Mahakala

2. Học các bản kinh văn Hộ pháp.

3. Tán thán và cúng dường lên các Hộ pháp.

4. Giai điệu nghi thức Hộ pháp.

5. Ngôn ngữ Chokey và Dzongkha.

6. Anh ngữ.

Ngoài ra còn có các môn học lựa chọn như: Giới luật, học chữ viết nghệ thuật, làm mũ và pháp khí.

Các bài học chính cho chương trình sơ cấp (tương đương lớp 07)

1. Cúng dường bậc thầy (bao gồm các nghi thức cúng dường bậc thầy hiện tiền, các phương pháp thiền, định, quán tưởng khi cúng dường lên bậc thầy. Trong truyền thống Phật giáo Bhutan, các phương pháp này được xem là tích lũy công đức và trí tuệ vô lượng).

2. Nghi thức Thắng Lạc Kim cương (San: Cakrasamvara). Trong truyền thống Phật giáo Bhutan, đây là vị Bản tôn chính.

3. Nghi thức cầu nguyện Bồ tát Quan Âm (Avalokiteshvara)

4. Các giai điệu cúng dường bậc thầy.

5. Các giai điệu nghi thức Thắng Lạc Kim cương.

6. Ngôn ngữ Chokey và Dzongkha.

7. Anh ngữ.

Ngoài ra còn các chương trình lựa chọn như học chế tác mandala, giới luật.

Các bài học chính cho lớp 08

1. Nghi thức Hộ Pháp

2. Các nghi thức quán đỉnh Hộ pháp

3. Nghi thức an vị và cúng dường Bản thần địa phương.

4. Các giai điệu cúng dường Hộ pháp

5. Ngôn ngữ Chokey và Dzongkha.

6. Anh ngữ.

Ngoài ra có các môn học lựa chọn như chế tác Mandala, Giới luật, một số môn học về nghi thức khác.

Trường trung học Phậtgiáo(họcviện Đoeydrak và Sangag Chhoekhor).

Chương trình Trung học Phật giáo

Năm thứ 01

1. Luận về Ngôn ngữ (Ngagdron, luận giải bởi ngài Khunu Lama Tempai Gyeltshen

2. Luận về Ngữ pháp (Sum Tag) luận giải bởi Lhagsam Tempai Gyeltshen

3. Giới luật Phật giáo, luận giải bởi ngài Shenphen Chonang

4. Ba bảy phẩm trợ đạo, luận giải của ngài Tshulthrim Pelzang

5. Anh ngữ.

Năm thứ 02

1. Luận về Suhrllekha, bức thư gửi đạo hữu bởi Gedun Ricchen (Nội dung tác phẩm ngài Long Thọ viết một bức thư khuyên người bạn của mình, đồng thời là một vị vua Decho Zangpo. Bức thư sau đó được chuyển sang một kinh văn rất nổi tiếng. Bức Thư của Bồ tát Long Thọ gửi cho Vua Gautami-putra bao gồm những câu kệ ngắn gọn, khúc triết về căn bản Phật giáo. Nền tảng của đạo đức và chính kiến về con đường giải thoát khỏi những che chướng của vô minh, khả năng nuôi dưỡng bản thân và tất thảy chúng sinh để cùng đạt tới giải thoát, giác ngộ. Để đạt tới kết quả của con đường này, ngài Long Thọ diễn giải qua Giới, Định, Tuệ chính là con đường để đạt tới trạng thái cao cả của các quả vị tu tập.)

2. Nhập Bồ tát hạnh (Sanskrit: Bodhicaryava- tara), với bản luận giải của Shenphen Chonang. Đây là một bộ kinh văn nổi tiếng được luận sư Tịch Thiên (San.Sāntideva) trước tác tại Ấn Độ vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII. Tác phẩm trình bày về giá trị, mục đích và phương cách thực hành con đường Bồ tát, những phẩm hạnh và năng lực của một vị Bồ tát). Đây là tác phẩm Phật giáo đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc trong tất cả các hệ phái Phật giáo vùng Himalaya.

3. Luận giảng về tác phẩm Nhập Bồ tát hạnh, do ngài Kunkhen Pemar trước tác.

4. Nhập môn lô-gic học Phật giáo, ngài Loter Wangpo trước tác.

5. Phương pháp thiết lập các định đề dựa trên kinh điển và lập luận (tiếng Sanskrit: Siddhanta), hệ thống theo phương pháp kinh thừa được trước tác bởi ngài Yonten Yoe.

6. Lịch sử các vùng đất phía Nam, những luận giải của Gedun Rinpoche.

7. Anh ngữ.

Chương trình dự bị đại học (năm thứ 01)

1. Nhập Trung Quán luận, luận giảng về Madhyamakavantara, luận giảng bởi Shephen Chonang. Kinh văn Nhập Trung Quán Luận bởi luận sư Ấn Độ Nguyệt Xứng (600-650). Bộ kinh văn trình bày tổng thể lý Trung Quán trong 10 chương, một trong thập địa và các thực hành Ba la mật của một vị Bồ tát. Chương thứ sáu về Trí Bát Nhã là một trong những luận giải chi tiết, đầy đủ nhất chính kiến về tri kiến theo hệ thống truyền thừa triết học Trung đạo Prasangika của ngài Long Thọ.

2. Luậngiảng Trungđạo(San. Madhyamakavat- tara), tác phẩm được trước tác bởi ngài Nguyệt Xứng.

3. Bảo Man Tam Đạo luận, luận giảng về ba loại hành giả tu tập Phật giáo, tác phẩm được trước tác bởi ngài Kunkhen Pekar.

4. Lý luận về thơ ca trong văn học, tác phẩm của ngài Geleg Namgyal.

5. Lịch sử dòng tu Phật giáo Drukpa (tập 1), trước tác bởi ngài Kunkhen Pekar (Trong các điều luật từ thời lập quốc tới các chương điều Hiến pháp tại vương quốc Bhutan, hệ thống giáo hội Phật giáo Bhutan từ trung ương tới địa phương chịu sự quản trị của dòng tu Drukpa).

6. Anh ngữ.

Chương trình dự bị đại học (năm thứ 02)

1. Mulamadhyamakakarika, luận giải. Những câu kệ căn bản Trung Quán Luận. Học luận giảng bởi ngài Shephen Chonang. Bản kinh văn được trước tác bởi luận sư Long Thọ. Tiếng Sanskrit là Prajna-nama-Mulamadhyamakakarika.

2. Nhập Trung Quán Luận (Sanskrit: Prajna- nama-Mulamadhyamakakarika) được trước tác bởi ngài Nguyệt Xứng.

3. Tứ Bách Kệ Trung Đạo, trước tác bởi ngài Thánh Thiên (san.Aryadeva). (Thánh Thiên (thế kỷ VI sau Công nguyên) là một luận sư Phật giáo Ấn Độ trứ danh, đệ tử trực tiếp của luận sư Long Thọ. Tác phẩm Tứ Bách kệ tụng được ngài soạn với những nội dung như: Phá thường, Phá ngã, Phá thời, Phá kiến, Phá căn cảnh, Phá biên chấp, Phá hữu vi tướng và Giáo giới đệ tử. Lập trường chủ yếu của bộ luận này là phá trừ vọng chấp của ngoại đạo và Tiểu thừa cho rằng các pháp là có thật, đồng thời, thuyết minh lý chân không và vô ngã).

4. Diễn giải về ba bộ Kinh văn Trung đạo, trước tác bởi ngài Kunkhen Pekar.

5. Lịch sử dòng tu Phật giáo Drukpa, tập 02, trước tác bởi ngài Kunkhen Pekar.

6. Anh ngữ.

b. Các bài học cho cấp độ Cử nhân (tiếng Bhutan là Shastri) tại học viện Phật giáo Tango và các học viện Phật giáo cao cấp khác.

Trình độ Cử nhân (năm thứ 03)

1. ATì Đạt Ma Câu Xáluận(sa. abhidharmakośa- śāstra), bao gồm A Tì Đạt Ma Câu Xá luận tụng (sa abhidharmakośa-śāstra-kārikā) và A Tì Đạt Ma Câu Xá luận thích (tiếng Sankrit là abhidharmakosa-bhasya). Tên đầy đủ bộ kinh văn của ngài Thế Thân (Vasubhandu).

2. Luận về Abhidharmakosa bởi Kunkhen Pekar.

3. Luận về Tam sĩ đạo bởi Kunkhen Pekar.

4. Học tiếng Sanskrit bởi Kathog Getse Gyurmey Tshewang Chogdrub.

5. Học Anh ngữ.

Trình độ Cử nhân (năm thứ 04)

1. Đại thừa A Tì Đạt Ma tập luận (sa. abhidharma-samuccaya) được trước tác bởi ngài Asanga. Bên cạnh các bộ luận này, ngài Asanga còn trước tác các bộ kinh văn tổng hợp lại lời dạy từ ngài Di Lặc (Maitreya).

2. Kinhvăn Abhidharmasamuccaya được trước tác bởi ngài Kunkhen Pemar.

3. Bình giải Lượng thích luận (sa. pramānavarttika-kārikā) và chú giải Tập lượng luận (sa. pramānasamuccaya) của Trần Na (sa. dignāga). Đây được đánh giá là các bộ luận vĩ đại nhất về lô-gic và luận lý Phật giáo Ấn Độ.

4. Tâm yếu của Đại cương Lô-gic, trước tác bởi ngài Kunkhen Pekar.

5. Luận giảng về một số bộ kinh văn ngôn ngữ Sanskrit (tập 1, soạn bởi Situ Rinpoche và biên tập bởi ngài Aarya Thupten.

6. Anh ngữ.

Trình độ Cao cấp (năm thứ 01)

1. Prajnaparamita luận giải Bát nhã Ba la mật bởi ngài Shenphen Chonang. Trí tuệ Bát nhã, tiếng Sanskrit là trí tuệ Bát nhã.

2. Luận về Prajnaparamita bởi Kunkhen Pemar.

3. Luận về Abhisamayalamkara (Tràng Hoa của sự chứng ngộ) bởi ngài Kunkhen Pemar.

4. Luận về Pramanavarttika tập 02 (phần lô- gic) bởi Mipham. (Bình giảng chi tiết về trí tuệ Bát Nhã. Tiếng Sanskrit là Pramanavarttika, một trong bảy bộ luận về trí tuệ Bát Nhã bởi ngài Pháp Xứng, được đánh giá là tác phẩm vĩ đại nhất Phật giáo Ấn Độ về Lô-gic và Luận lý.

5. Bình giảng các bộ kinh văn ngôn ngữ Sanskrit, tập 02 bởi Situ Rinpoche, được biên tập bởi Arya Thupten.

6. Anh ngữ

Trình độ Cao cấp (năm thứ 02)

1. Luận giảng chi tiết về Pramanavarttika, tập 03 (phần Lô-gic) bởi Mipham. (luận giảng chi tiết về Trí Bát Nhã. Một trong bảy bộ luận về Trí tuệ Bát Nhã được trước tác bởi ngài Pháp Xứng, được đánh giá là tác phẩm vĩ đại nhất Phật giáo Ấn Độ về lô-gic và luận lý.

2. LuậnvềPhậttính(tiếng Bhutan: Uttaratantra; tiếng Sanskrit là Sastra Mahayanottaratantra.) Đây là một trong năm bộ luận cao quý của ngài Di Lặc, được luận sư Vô Trước ghi chép và kết tập lại. Tác phẩm được coi là cầu nối giữa Kinh điển và Mật điển, luận giải về Phật tính, Phật hạnh, cảnh giới giác ngộ qua bảy điểm kim cương.

3. Luận giảng chi tiết về Giới. Tập 01, luận về giới căn bản được trước tác bởi ngài Kunkhen Pemar. Các nội dung bao gồm: giới Biệt giải thoát; giới Đại thừa và giới Mật thừa.

4. Pháp bảo của sự giải thoát, tác phẩm được trước tác bởi ngài Choje Dakpo Gampopa (1079- 1153), một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của hệ thống Phật giáo Tạng truyền. Tác phẩm luận giải chi tiết từ giá trị của quy y cho tới những giáo pháp tối thượng, những trọng yếu của việc thực hành tất cả các Kinh điển và Mật điển; tổng hợp 2 truyền thống Phật giáo Đại thừa từ ngài Di Lặc/Vô Trước và truyền thống của ngài Văn Thù/ Long Thọ. Tác phẩm cũng luận giải về chi tiết về các thứ lớp của Thiền Đại thủ ấn.

5. Anh ngữ.

Trình độ Cao cấp Phật học (năm thứ 03)

1. Luận giải chi tiết về Prmanavarttika, tập 04 (phần Lô-gic) bởi ngài Mipham. (Luận giải chi tiết về trí Bát Nhã. Một trong bảy bộ luận về trí Bát nhã được trước tác bởi ngài Pháp Xứng, được đánh giá là tác phẩm Phật học Ấn Độ vĩ đại nhất về lô-gic và luận lý.

2. Căn bản luận giải về Giới luật, trước tác bởi ngài Shenphen Chonang. Bộ kinh văn gồm 2700 câu kệ.

3. Luận giảng chi tiết về Giới, tập 02, các luận giải của ngài Kunkhen Pekar.

4. Tâm yếu của Giới, tác phẩm được trước tác bởi ngài Kunkhen Pekar.

Chương trình tu học tại hệ thống các tự viện Phật giáo vương quốc Bhutan được thiết kế như trên từ thế kỷ XVII và gần như không thay đổi bộ khung nội dung chương trình, phương pháp tu học cho tới tận ngày nay. Các nội dung tu học tổng hợp giữa các bộ luận, kinh văn Phật giáo Đại thừa cùng với Mật thừa.

Phương pháp học chủ yếu học thuộc lòng các kệ kinh văn, tụng đọc hàng ngày, suy tư nét nghĩa đồng thời rất chú trọng tới tranh biện giáo pháp. Các học sinh đặt câu hỏi liên tục theo chủ đề và người trả lời phải trả lời ngay lập tức, không được phép đắn đo suy nghĩ. Truyền thống biện kinh trên được duy trì giúp tăng sinh duy trì kỷ luật tu học, đào sâu và thấm nhuần lý nghĩa kinh luận.

CHUYÊN ĐỀ BHUTAN: Chuyên đề được thực hiện bởi dịch giả La Sơn Phúc Cường, sự đóng góp tư liệu và lược dịch bởi Cư sĩ Anh Vũ và Nguyễn Thị Trang (Học viện Tài chính), sự cộng tác của cư sĩ Cát Khánh Công ty Lantours. Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2020

-----------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Seiji Kumagai, Bhutan Buddhism and its Culture, Vajrabooks, Dragon Pub., 2014. 2. Karma Ura, Monastic System of the Drukpa Kagyu School in Bhutan, Centre for Bhutan Studies, 2005.