Trang chủ Bài viết nổi bật Chùa Từ Nghiêm và truyền thống Ni bộ Bắc tông

Chùa Từ Nghiêm và truyền thống Ni bộ Bắc tông

Chùa Từ Nghiêm là nơi tưởng niệm về truyền thống Ni bộ, về tổ đình thiêng liêng, là biểu tượng cao quí, thiêng liêng được lưu giữ sâu sắc trong ký ức chư Ni.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Chùa Từ Nghiêm là nơi tưởng niệm về truyền thống Ni bộ, về tổ đình thiêng liêng, là biểu tượng cao quí, thiêng liêng được lưu giữ sâu sắc trong ký ức chư Ni.

Tác giả: Diệu Hương Hà Bạch Huệ
Học viên Cao học khóa V, Học viện PGVN tại Tp.HCM

A. MỞ ĐẦU

Chùa Từ Nghiêm là trung tâm hoạt động của Ni giới, nơi đây là đầu não của Ni bộ Bắc tông, nối kết các nhà lãnh đạo hoạt động Phật giáo, tổ chức hội họp chư Ni để thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị từ trụ sở Trung ương tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Thống nhất.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tu Nghiem trong ky uc chu Ni 4

1. Chùa Từ Nghiêm luôn là biểu tượng cao quí, thiêng liêng

Vào tháng 01 năm 1964, khi GHPGVN Thống nhất được thành lập, Ni bộ Nam Việt được đổi tên là Ni bộ Bắc tông, hợp nhất từ hai cơ sở Ni bộ Nam Việt và Ni bộ Trung Việt, đại diện cho Ni chúng thuộc hệ Bắc truyền Đại thừa từ Cà Mau đến Bến Hải. Trụ sở đặt tại chùa Từ Nghiêm, đường Bà Hạt, Sài Gòn. [1]

Chùa Từ Nghiêm là nơi tưởng niệm về truyền thống Ni bộ, về tổ đình thiêng liêng. Do vậy, chùa Từ Nghiêm luôn là biểu tượng cao quí, thiêng liêng và luôn được lưu giữ sâu sắc trong ký ức chư Ni các tỉnh thành hiện nay.

Tại Đại giới đàn Trí Đức, Ni trưởng Như Hải đã khai đạo cho các giới tử:

Sư vào chùa Từ Nghiêm năm 1961, tính đến nay đã gần 60 năm, nhìn thấy biết bao công đức quý Sư bà Ban Quản trị, sự nối kết của chư Ni các tỉnh thành. Sư tài hèn sức mọn, nên Sư trưởng Như Thanh dạy sao Sư làm vậy. Sư trưởng là vị Thầy tối thượng của Ni giới, của chư Ni Từ Nghiêm.

Hơn 30 năm làm Quản chúng của Từ Nghiêm, nên Sư chứng kiến rất nhiều lớp Ni chúng ra vào. Những vị nào tu hành giữ gìn giới luật thì vẫn tu đến bây giờ, còn những vị mà học giỏi nhưng xao nhãng việc giữ giới, thì phần nhiều đã hoàn tục.[2]

Chùa Từ Nghiêm là biểu tượng của tất cả những gì tốt đẹp nhất của Ni bộ Bắc tông, mang các giá trị cao quý như tấm lòng từ-bi-hỷ-xả, vô ngã vị tha của các bậc đại danh Ni lỗi lạc PGVN, qua đây giáo dục thế hệ đi sau tinh thần đoàn kết, chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tu Nghiem trong ky uc chu Ni 3

Sư trưởng Như Thanh (1911 – 1999). Nguồn: St

Sư trưởng Như Thanh là một Sư trưởng có đức độ khoan dung, năng lực lãnh đạo, thân giáo, khẩu giáo, ý giáo thanh tịnh trang nghiêm, được sự quý trọng chư Tôn đức Giáo phẩm đại Tăng thời bấy giờ. Sư trưởng vốn thiên tư đĩnh ngộ, làm việc gần gũi, chăm sóc người dưới và trợ lý bề trên tận tình khiến tất cả đều được hài lòng, bản lĩnh này không phải dễ gì đạt được.

Vì thế, quý Sư bà tại các tỉnh thành thường xuyên tập trung về Huê Lâm để hội họp, lắng nghe ý kiến chỉ đạo từ Sư trưởng. Ni trưởng Tịnh Nghiêm tri ân, “được hầu cận quý Sư bà, học hỏi kinh nghiệm quý báu trong tu tập và hành đạo của các bậc thạch trụ chốn tòng lâm”.[3]

Trong suốt cuộc hành trình kể từ khi hình thành đến thời kỳ đỉnh cao (1956-1975), cảm ứng đạo giao của người xưa và người nay luôn tạo thành năng lực gia trì cho chư Ni. Ni trưởng Tịnh Nghiêm kể:

Chính những tháng ngày ngắn ngủi nhưng cực kỳ quan trọng trong cuộc đời làm thị giả bốn năm cho Sư trưởng Như Thanh, đã làm tiền đề vững chắc cho tôi trên bước đường tu tập trải nghiệm tâm linh, cũng như con đường dấn thân hành đạo, tiếp độ Ni lưu, cung thừa Phật sự, lợi lạc tha nhân.

Tư tưởng và phong cách siêu tuyệt, sự giáo huấn nghiêm từ của Sư trưởng Như Thanh, đã tạo thành một lực dụng ảnh hưởng mạnh mẽ và xuyên suốt cả quá trình rèn luyện tự thân, nuôi dạy đồ chúng, phụng sự đạo pháp, phục vụ nhân sinh của tôi sau này.[4]

Ni trưởng Nguyên Thuận, Viện chủ chùa Phước Long, Từ Nghiêm có lẽ là nơi luôn có bạn đồng tu trở về đây để lạy quý Sư bà. Ni trưởng Nguyên Thuận dù đã cao niên vẫn một mình xách giỏ đệm, bắt taxi đến Từ Nghiêm chỉ để gặp Sư Hải, Sư Xuân nói vài câu xong rồi Ni trưởng Nguyên Thuận về lại Phước Long. [5]

2. Chùa Từ Nghiêm là nơi tưởng niệm về tổ đình thiêng liêng

Chùa Từ Nghiêm là nơi tưởng niệm về tổ đình thiêng liêng, quý Sư bà là những người thầy chuẩn mực đạo đức, là người đào tạo cho học trò phải luôn giữ gìn và phát huy văn hóa Phật giáo.

Chùa Từ Nghiêm còn là cái nôi đào tạo Phật học cho Ni giới trong hơn 70 năm qua. Ni sư Thích nữ Tịnh Nghiêm, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng Phân ban Ni giới (PBNG) tỉnh Tiền Giang kể lại:

Từ quê hương Tiền Giang sông nước hiền hòa, tôi nghĩ về mảnh đất Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh với bao nhiêu kỷ niệm đẹp của một thời tu học, những hình ảnh trang nghiêm và ân cần chỉ dạy của các bậc Sư trưởng, Ni trưởng Ni bộ Bắc tông, những mái trường Từ Nghiêm, Dược Sư và Huê Lâm gần gũi ngày nào của hàng Ni lưu hậu học hôm nay được hun đúc bao điều giá trị, hữu ích.

Càng nghĩ về điều này tôi thấy mình thật hạnh phúc làm sao! Nhờ đó mà hôm nay Ni giới vững bước “chân cứng đá mềm” trên con đường tiến tu giải thoát, phục vụ đạo pháp, phục vụ nhân sinh.[6]

Ni sư Thích nữ Diệu Nghĩa, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng PBNG tỉnh Bạc Liêu hồi tưởng:

Là một học Ni từ mãnh đất Minh Hải tận cùng của Tổ quốc, tôi được bố trí lưu trú tại Tổ đình Từ Nghiêm,… Đặc biệt, với tôi hình ảnh của Ni trưởng Như Hải thì không thể nào quên. Ni trưởng có phong cách gần gũi nhưng oai nghi, xứng đáng là bậc mô phạm và để cho người khác kính trọng. với học chúng Ni, trong đó có tôi, những lời dạy của Ngài cũng như lời sách tấn về Luật, dạy dỗ và oai nghi tế hạnh luôn được tôi khắc ghi trong tâm khảm trên bước đường học đạo.[7]

Các Ni trưởng trong lịch sử luôn có những hoạt động thiết thực làm sáng tỏ vai trò của chùa Từ Nghiêm trong các lãnh vực: văn hóa, giáo dục, hoằng pháp, từ thiện, an sinh xã hội… Ni giới Việt Nam luôn tạo dấu ấn tốt đẹp trong xã hội.

Ni chúng thuộc Ni bộ Bắc tông điều hành, đã lập được thành tích trên nhiều lĩnh vực được tổng kết qua số liệu báo cáo tại Đại hội Ni bộ Bắc tông toàn quốc năm 1972 ở chùa Từ Nghiêm: Tổng số chùa Ni gần 200 ngôi; Ni chúng gần 1.500 vị; thành lập được 4 Phật học Ni viện; 30 lớp Phật pháp sơ cấp thuộc tự viện; 41 Ký nhi viện; 6 cô nhi viện; 12 phòng thuốc…[8]

Ngoài ra tại Đại hội này, cơ quan Từ thiện xã hội do Ni chúng Ni bộ Bắc tông điều hành đã đúc kết được tổng số nhi đồng ở Ký nhi viện là 7.132 em; ở cô nhi viện là 1.125 em.[9]

Các Sư bà không chỉ là biểu tượng cái đẹp của người phụ nữ mà còn là biểu tượng của sự thay đổi về nhận thức, thái độ, khẳng định chính mình… Biểu tượng thiêng liêng dung dị ấy được kết tinh, hun đúc nên cuộc đời, tư tưởng, đạo đức của chư Ni trong Ni bộ.

Ni trưởng Như Hải nói:

Sư ở Từ Nghiêm, cảm nhận được sự nối kết, sự hòa hợp, sự dấn thân của quý đại lão Ni trưởng, nhất là Sư trưởng Như Thanh. Quý Ngài đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp đào tạo Ni tài, phục vụ nhân sinh. Học được ý chí cao cả đó, Sư chỉ nguyện là tòa sen cho Phật, nguyện làm người giữ nhà, quét vườn Từ Nghiêm cho thật trang nghiêm để là nơi cho chư Ni vân tập về tu tập và hành đạo.[10]

Ni trưởng Như Xuân kể lại:

Mỗi ngày, tôi được cố Ni trưởng Thích nữ Như Huệ (Sư bà Vĩnh Bửu) dạy bảo trực tiếp, biết noi gương chư vị giới đức, học hỏi kinh nghiệm tu tập, hành trì, mỗi vị một ít làm chất liệu tự thân.[11]

Ni sư Thích nữ Diệu Nghĩa hồi tưởng:

Mái chùa Từ Nghiêm để lại trong tôi nhiều kỷ niệm đẹp về hình ảnh tôn quý của chư Ni Thành phố Hồ Chí Minh,… Cũng do đạo hạnh, đạo phong của các Ni trưởng ở Từ Nghiêm qua thân giáo, khẩu giáo, ý giáo mà tôi đã học được trong thời gian lưu trú, và thực hiện theo sự chỉ đạo của Thường trực Phân ban Ni giới Trung ương, nhất là các Ni trưởng NT. Huyền Huệ, NT. Tịnh Nguyện, NT. Như Đức, NT. Như Châu, NT. Huệ Từ, NT. Trí Hải, NT. Như Xuân, NT. Từ Nhẫn…[12]

Sư trưởng Như Thanh, Ni trưởng Huyền Học, Ni trưởng Liễu Tánh, Ni trưởng Như Chí… là những học trò xuất sắc của chư Hòa thượng Tổ sư, chư Ni trưởng tiền bối, đã phát huy quang đại con đường hoằng pháp của Đức Thế Tôn, vạch ra chương trình đào tạo giúp hàng hậu bối trở thành những Ni tài đất Việt.

Sau 40 năm thành lập GHPGVN (1981-2021), Giáo hội có 4 Học viện Phật giáo tại Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh và TP.Cần Thơ. Các Học viện đã đào tạo trên 10.000 Tăng Ni tốt nghiệp Cử nhân Phật học, trên 3.000 Tăng Ni sinh chưa tốt nghiệp. Giáo hội chủ động giới thiệu hơn 500 Tăng Ni sinh đi du học tại Ấn Độ, vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Myanma, Thái Lan, Srilanka…

Có gần 300 Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ về nước phục vụ công tác Giáo hội các cấp. Đây là nguồn nhân lực của hệ thống đào tạo Giáo dục Phật giáo của Giáo hội trong thời hiện đại. Với đội ngũ giảng viên hùng hậu, có trình độ ngang bằng các trường Đại học trong nước và Quốc tế, Giáo hội đã được Nhà nước cho phép đào tạo hệ Cao học, Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học tại Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế.[13]

Mười chư Tôn đức Ni Việt Nam đã được vinh danh tại Lễ Trao giải thưởng Nữ giới Phật giáo xuất sắc nhất thế giới (OBWA) lần thứ 17 ở Thái Lan năm 2018. Đây là giải thưởng có giá trị tôn vinh những đóng góp to lớn của Nữ giới Phật giáo nhiều quốc gia trên toàn thế giới từ năm 2001.

Mười vị Ni Việt Nam đó là: Ni trưởng TN. Huệ Cảnh (TP.Đà Nẵng); Ni trưởng TN. Huệ Từ (TP.HCM); Ni trưởng TN. Từ Nhẫn (TP.HCM); Ni sư TN. Diệu Nghĩa (Bạc Liêu); Ni sư TN. Huệ Tuyến (TP.HCM); Ni sư TN. Như Nguyệt (chùa Huê Lâm, TP.HCM); Ni sư TN. Như Nguyệt (chùa Phước Viên, TP.HCM); Ni sư TN. Như Uyên (Bến Tre); Sư cô TN. Huệ Đức (TP.HCM) và Sư cô TN. Hương Nhũ (Bình Dương).

NS.TS. Lee, đại diện Ban tổ chức nhận định: Ni giới Việt Nam xứng đáng được tuyên dương và được trao giải thưởng vì có nhiều đóng góp trong việc hoằng pháp, khoa học – giáo dục và các hoạt động từ thiện xã hội vì cộng đồng.[14]

Từ sau khi Ni bộ Bắc tông được thành lập, quý Ni trưởng tiền bối đã thống nhất, tổ chức lễ tưởng niệm Ðức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo – Kiều Ðàm Di hàng năm vào ngày mồng 8-2 âm lịch (ngày Đức Phật xuất gia) để tạo cơ hội cho Ni giới làm mới lại mình trong chính niệm tỉnh giác, sống xứng đáng là một “Ái Ðạo truyền nhân”.

Sư trưởng Như Thanh và chư Ni trưởng lúc bấy giờ đã dựa vào các tư liệu lịch sử nhằm phác thảo hình ảnh để tạc tôn tượng Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo. Bức tượng được tôn trí tại chùa Từ Nghiêm (đường Bà Hạt, Q.10, TP.HCM ngày nay). Sau khi GHPGVN được thành lập năm 1981, chùa Từ nghiêm bắt đầu tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo vào năm 1982.[15]

C. KẾT LUẬN

Ni trưởng Tịnh Nghiêm nhận xét nhân tọa đàm, “Ni giới thành phố Hồ Chí Minh: Tiềm năng – Hội nhập – Phát triển, trong Lễ Tưởng niệm Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo tại TP. Hồ Chí Minh năm 2021: Vì thế, hình ảnh và những thân, khẩu, ý giáo của Sư trưởng Như Thanh, quý Ni trưởng Liễu Tánh, NT. Chí Kiên, NT. Huyền Học, NT. Huyề Huệ, NT. Như Hoa, NT. Như Huệ… mãi là ngọn đuốc sáng ngời, là tấm gương lớn, là con thuyền thanh lương đưa bao thế hệ Ni lưu vững bước hành đạo, tiến xa trên con đường phụng đạo ích đời.

Chùa Từ Nghiêm là nơi hội ngộ của toàn thể Ni giới trong Ni bộ Bắc tông, là nơi hội ngộ của quý Sư bà đức cao vọng trọng, nên chùa tích chứa được nhiều âm đức, vì vậy đã trợ giúp cho hàng hậu học tu tập ngày càng tinh tấn. Do đó, biểu tượng chùa Từ Nghiêm luôn được lưu giữ sâu sắc trong ký ức của chư Ni các tỉnh thành hiện nay.

Tác giả: Diệu Hương Hà Bạch Huệ
Học viên Cao học khóa V, Học viện PGVN tại TP.HCM

***

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tu Nghiem trong ky uc chu Ni 1 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Tu Nghiem trong ky uc chu Ni 2

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường