Trang chủ Văn hóa Chùa Quỳnh Lâm – trường đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta

Chùa Quỳnh Lâm – trường đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2020 Chua Quynh Lam truong dai hoc PG dau tien o nuoc ta 1

Đông Triều, Quảng Ninh là địa danh có nhiều di tích lịch sử văn hoá, nổi tiếng như: chùa Hồ Thiên, chùa am Ngoạ Vân, chùa Trung Tiết, đền An Sinh và lăng mộ các vua Trần thuộc quần thể di tích Yên Tử. Đặc biệt là chùa Quỳnh Lâm di tích lịch sử và nghệ thuật:

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2020 Chua Quynh Lam truong dai hoc PG dau tien o nuoc ta 2

+ Năm 1316, Đệ nhị tổ Pháp Loa cho thành lập Quỳnh Lâm viện – trường đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta, trung tâm đào tạo tài năng lớn của Thiền phái Trúc Lâm.

+ Đến thời Lê, Quỳnh Lâm là nơi thiền sư Chân Nguyên phục hưng thiền phái Trúc Lâm sau thời gian dài mai một. Khoảng cuối thế kỷ XVII, vua Lê và các chúa Trịnh đã trùng tu tôn tạo Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm.

+ Thời Nguyễn, xây dựng thêm 5 ngọn tháp nữa để ghi nhớ các nhà sư đã trụ trì tại Quỳnh Lâm.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2020 Chua Quynh Lam truong dai hoc PG dau tien o nuoc ta 4 Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2020 Chua Quynh Lam truong dai hoc PG dau tien o nuoc ta 3

+ Trong lịch sử, chùa Quỳnh Lâm được xây dựng vào thời vua Lý Thần Tông (1127 – 1138), nổi tiếng nhất là chùa có pho tượng Phật Di Lặc bằng đồng cao khoảng 20m từng được coi là một trong An Nam tứ đại khí và một tấm bia đá lớn cao 2,5 m, rộng 1,5 m với hoa văn hình rồng uốn lượn mềm mại.

Chùa còn có một chuông đồng lớn được đúc vào năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), chuông cao 1,45m; đường kính 0,70m.

Năm 1947, giặc Pháp ném bom chùa bị hủy hoại hoang tàn. Năm 1990 bằng nguồn tiền công đức của nhân dân khắp mọi nơi, chùa được xây dựng lại nhằm ghi dấu một công trình đã từng vang bóng trong lịch sử.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2020 Chua Quynh Lam truong dai hoc PG dau tien o nuoc ta 5

Tháng 4 năm 2016, chùa Quỳnh Lâm được đầu tư xây dựng và trùng tu tổng thể. Sau hơn 4 năm thi công, thực hiện các hạng mục công trình một cách thiện xảo, tinh tế về mặt kiến trúc và mỹ thuật…đến tháng 11 năm 2020, công trình được cơ bản hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 690 năm ngày Thiền sư Pháp Loa viên tịch, Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: “Thiền sư Pháp Loa: Sự nghiệp tu hành, Thiền học và dấu ấn lịch sử – kỷ niệm 690 năm Đệ nhị tổ Pháp Loa viên tịch”.

Trải qua bao thăng trầm, do chiến tranh, phong hóa của thời gian, hỏa hoạn, có những giai đoạn chùa chỉ còn lại dấu tích vang bóng một thời. Song, hàng năm cứ đến ngày 4 tháng 2 Âm lịch nhân dân và du khách thập phương lại đổ về trảy hội Quỳnh Lâm.

Tác giả: Minh Anh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 11/2020

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường