Chùa Phúc Khánh mang trong mình nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Không chỉ tạo nét đặc sắc ở lối kiến trúc độc đáo và ấn tượng, thể hiện sự tinh tế trong cách thiết kế và xây dựng, mà nghệ thuật điêu khắc tinh xảo thông qua các tác phẩm, phù điêu ở chùa đã phản ánh triết lý nhân sinh và tâm linh của đạo Phật.

Tổng hợp: Minh Khang

Địa chỉ chùa Phúc Khánh: nằm tại nút giao Ngã Tư Sở - Phố Tây Sơn, thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

1. Lược sử chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh (福慶寺) còn có tên gọi Nôm là Chùa Sở (㕑所), là 1 ngôi chùa thuộc trường phái Bắc tông. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988. Chùa được trùng tu nhiều lần các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998.

Tương truyền rằng, chùa Phúc Khánh được xây dựng từ cuối thời Trần, khi triều đình mở cuộc vi ngoại thành Thăng Long, người dân đất làng Sở đã đứng ra xây dựng một ngôi chùa nhỏ để vừa là nơi thờ Phật, vừa để tri ân công lao của đức vua nhà Trần.

Sang đến Hậu Lê, chùa Phúc Khánh trở thành cơ sở đào tạo các tăng tài cho Phật giáo. Tuy nhiên do gặp phải hỏa hoạn nên ngôi chùa đã bị hư hại hoàn toàn. Ngoài ra, cũng có tài liệu lịch sử cho rằng chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1978 nên đã bị liên lụy dẫn đến đổ nát.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, sự thiêng liêng của chùa Phúc Khánh vẫn được gìn giữ và phát huy cho tới ngày nay, thu hút nhiều người dân và Phật tử ghé thăm chùa không chỉ dịp lễ, Tết mà kể cả ngày thường.

2. Chùa Phúc Khánh có kiến trúc đặc sắc

Kiến trúc chùa Phúc Khánh mang đậm phong cách truyền thống, với những công trình kiến trúc ấn tượng và độc đáo. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Phúc Khánh vẫn giữ được nét kiến trúc phong kiến thời xưa. Đây cũng là một trong những cách kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử nước nhà.

Cổng Tam quan chính là một trong những kiến trúc truyền thống thường được xây dựng tại các công trình chùa cổ, cung đình… Cổng Tam quan gồm 2 tầng, tầng trên có gác chuông. Phía trên cổng được mở thêm ba cửa vòm, giữa là cửa lớn, hai bên là cửa nhỏ tạo vẻ mộc mạc, kiên cố. Tuy nhiên, cổng Tam quan hiện nay không còn được sử dụng là lối đi chính vào chùa, người dân đến chùa sẽ đi bằng lối đi phụ phía bên cạnh.

Phía sau cổng Tam quan, chùa Phúc Khánh hiện ra với khoảng sân vườn nhỏ dẫn đến tiền đường, nơi đây trưng bày đài Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Đi sâu vào phía trong là các gian nhà tiền đường chính điện, hậu cung, nhà tổ… Trong đó, tiền đường và hậu cung thuộc Phật điện.

Tiền đường tại chùa Phúc Khánh bao gồm 5 gian, phía trong được bài trí tỉ mỉ, chính giữa đắp nổi hình cuốn thư 3 chữ Hán “Hoàng Kim Điện” (Điện rồng vàng) thể hiện sự uy nghiêm của ngôi chùa. Bài trí thờ tự trong chùa được bố trí từ ngoài vào trong, ở Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai. Tại Hậu cung đặt tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Tam thế.

Tổng cộng điện Phật được bài trí tôn nghiêm và có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao được điêu khắc vào thế kỷ 18 mang đậm phong cách nghệ thuật Tây Sơn. Hậu cung được bài trí đơn giản với 3 gian, theo phong cách kiến trúc truyền thống. Đây là nơi đặt các pho tượng như tượng Cửu Long, tượng Quan Âm, đồng thời tôn thờ các vị sư trụ trì đã viên tịch và hệ thống tượng theo tín ngưỡng đạo Mẫu.

Chùa có 21 tấm bia đá, tấm cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án. Là một công trình lâu đời, chùa Phúc Khánh vẫn bảo toàn được nét kiến trúc tinh xảo, nhiều ẩn ý, giàu tính nghệ thuật, thể hiện khát vọng của cha ông về cuộc sống no đầy, sung túc, vạn vật sinh sôi.

3. Chùa Phúc Khánh gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tâm linh thông qua các lễ hội, nghi thức tôn giáo

Chùa Phúc Khánh mang trong mình nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Không chỉ tạo nét đặc sắc ở lối kiến trúc độc đáo và ấn tượng, thể hiện sự tinh tế trong cách thiết kế và xây dựng, nghệ thuật điêu khắc tinh xảo.

Chùa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ việc bảo quản di tích đến truyền đạt tri thức và giáo lý phật pháp. Những nét văn hóa truyền thống này, chùa Phúc Khánh không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là trung tâm văn hóa và tinh thần quan trọng của cộng đồng.

Chùa thường tổ chức các lễ hội, nghi lễ theo dẫn nguồn từ truyền thống tâm linh, đem lại cơ hội cho cộng đồng tập trung và giao lưu văn hóa. Thông qua các khoá thiền định, lễ cầu nguyện, cầu siêu tìm kiếm sự an lạc và bình yên.

Tham khảo: (1) https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Ph%C3%BAc_Kh%C3%A1nh