Trang chủ Tự viện-Chùa Chùa Hang: Tiên Lữ Phật động nghìn năm tuổi giữa lòng núi đá

Chùa Hang: Tiên Lữ Phật động nghìn năm tuổi giữa lòng núi đá

Chùa Hang có tổng diện tích 8,2ha. Chùa Hang nằm trên vùng đất bằng phẳng trong lòng 3 ngọn núi lớn là Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ, phía trước là dòng sông Cầu uốn lượn.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Chùa Hang có tổng diện tích 8,2 ha. Chùa Hang nằm trên vùng đất bằng phẳng trong lòng 3 ngọn núi lớn là Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ, phía trước là dòng sông Cầu uốn lượn.

“Ngày xưa tiên xuống đây chơi
Yêu người mến cảnh đường mây quên về
Ngọc Hoàng nổi giận, chiếu phê
Đẩy vào hang vắng cấm về Thiên cung…”

tapchinghiencuuphathoc chua hang 2

Chùa Hang – Thái Nguyên

Bốn câu thơ trên miêu tả chùa Hang – Kim Sơn Tự với huyền thoại “Động Tiên Lữ” nằm ở thị trấn Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên. Chùa Hang có tổng diện tích 8,2 ha. Chùa Hang nằm trên vùng đất bằng phẳng trong lòng 3 ngọn núi lớn là Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ, phía trước là dòng sông Cầu uốn lượn.

Tương truyền chùa Hang có từ thời nhà Lý (thế kỷ XI), được coi là thời kỳ rất hưng thịnh của Phật giáo. Chuyện rằng: Vào một buổi sáng mùa xuân năm Nhâm Tuất, vua Lý Thánh Tông thức dậy đã kể lại giấc mơ của mình cho Nguyên Phi Ỷ Lan chuyện đêm qua nằm mộng, được Phật dắt lên vùng đất địa linh ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

Bà Nguyên Phi lập tức thực hiện chuyến kinh lí tham quan, thấy phong cảnh hữu tình, núi non kỳ vĩ, hang động rộng lớn, bèn cho lấy hang dựng chùa thờ Phật, sắc phong cho chùa là Kim Sơn Tự (chùa núi vàng). Có lẽ “Kim Sơn Tự” chính thức ra đời từ đây nhưng nhân dân thường gọi nôm là chùa Hang vì chùa ở trong hang.

Kiến trúc chùa Hang

Chùa Hang có tam quan nội, tam quan ngoại, tòa Chính Điện, lầu chuông, lầu trống, nhà Thờ Tổ, Tiên Lữ động và sân bãi để phục vụ phật tử.

Qua cổng Tam quan, hai bên lối vào có hai tượng hộ pháp Khuyến thiện – Trừng ác, cưỡi voi cưỡi hổ uy nghi. Càng vào sâu, hang rộng dần, trên vòm hang nhũ đá tưởng như “Mây già quyện đá quái chơi vơi”, nhiều cột đá lớn sừng sững chống lên vòm hang như những trụ chống trời. Quanh vách hang nhiều nhũ đá nhô ra thành các bệ thờ và nhiều hình thù kỳ lạ hấp dẫn.

Hang có nhiều ngóc ngách, có đường lên trời, đường xuống âm phủ, có cửa thông trước sau, nên không khí trong chùa rất trong lành, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, khói hương luôn toả mờ làm cho chùa càng trở nên thâm u kì bí.

Lối đi vào Chính Điện Tam Bảo có bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao hơn 3m, làm bằng đá ngọc thạch nguyên khối. Bên cạnh có hai cây đèn đá ở hai bên, phía trước có lư hương, ban thờ và hai ông voi đá phủ phục hai bên. Lầu chuông và lầu trống nằm ở hai bên tả hữu, phía trước Chính Điện Tam Bảo.

Nhìn từ ngoài vào, lầu chuông nằm bên phải, có đặt một quả chuông đồng pha vàng, nặng hơn 1000 tấn. Lầu trống đặt ở bên trái, có một trống cái lớn, đường kính 1,5m. Lầu chuông và lầu trống có khung chịu lực được làm bằng gỗ quý, được chạm khắc rất tinh xảo, mái lợp bằng mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút hình đầu rồng. Chuông và trống sẽ được gióng lên mỗi dịp lễ hội hoặc sự kiện quan trọng của Chùa Hang.

tapchinghiencuuphathoc chua hang 1

Đi qua sân chúng ta sẽ đến tòa Chính Điện Tam Bảo, nơi đây treo bức hoành phi lớn ghi dòng chữ “Kim Sơn cổ Tự”. Tòa Chính Điện Tam Bảo được khánh thành vào năm 2011, xây dựng theo kiến trúc hình chữ đinh, diện tích khoảng 800 m2, khung chịu lực được làm bằng nhiều loại gỗ quý kết cấu vỉ kèo theo lối “chồng giường, quá giang, kẻ chuyền”, lợp bằng gói mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút rất cổ kính và uy nghi.

Nằm ở giữa tòa Chính Điện Tam Bảo là ban Tam Bảo hay còn gọi là Đại Hùng Bảo Điện. Nơi đây bài trí tượng thờ theo triết lý của đạo Phật. Các lớp tượng được bố trí từ thấp lên cao, gợi không khí thanh bình, an lạc, thanh thoát, linh nghiêm và từ bi hỷ xả.

Nằm ở phía sau, hai bên ban Tam Bảo, nhìn từ ngoài vào, ban thờ Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn được đặt ở bên phải và ban thờ Dược Sư Lưu Ly nằm ở bên trái. Ở phía trước hai bên ban Tam Bảo có tượng và ban thờ 2 vị hộ pháp. Nhìn từ ngoài vào, ngoài cùng bên phải là ban thờ Đức Ông; bên trái là ban thờ Đức Thánh Hiền.

Đức Ông là một doanh nhân giàu có và có tấm lòng quảng đại, luôn rộng vòng tay giúp đỡ người nghèo khó và một lòng hướng thiện. Với tâm đức trong sáng, tấm lòng nhân hậu, nên Đức Ông luôn được thờ tại các ngôi chùa. Ông được phong là Long Thần Hộ Pháp.

Đức Thánh Hiền là đệ tử đệ nhất đa văn của Đức Phật, Ngài đã tái sinh nhiều lần để cứu vớt chúng sinh. Các hoành phi câu đối trong tòa Chính Điện Tam Bảo đều được sơn son, thếp vàng, chạm khắc tinh xảo, chuyển tải những nội dung ý nghĩa giáo dục của đạo Phật. Tất cả bức tượng ở đây đều được làm bằng đồng dát vàng với thần thái rất đẹp, hiền từ, phúc hậu và từ bi.

Nằm ở đằng sau tòa Chính Điện Tam Bảo, nhà thờ Tổ hay còn gọi là Tổ đường Kim Sơn, có kiến trúc hình chữ đinh, khung chịu lực được làm bằng nhiều loại gỗ quý, lợp bằng gói mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút cổ kính và bề thế.

Ở chính giữa Tổ đường Kim Sơn có ban thờ với tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn được đặt cao nhất và ở hàng trên cùng. Hàng thứ hai đặt tượng Vua Trần Nhân Tông và hàng thứ ba là di ảnh thờ các vị chân tu, trụ trì,những người có công với Kim Sơn Tự như giác linh cụ Giác Hải, giác linh cụ Thích Đàm Hinh và giác linh thầy Thích Nguyên Thanh.

Động Chùa Hang còn gọi là động Tiên Lữ, là một hang lớn nằm trong lòng núi đá, xưa nay được coi là danh thắng nổi tiếng của Thái Nguyên. Trong lòng hang có những nhũ đá lớn đẹp được nhân gian ví như cột trụ chống trời, bụt mọc, hổ chầu, voi phục.

tapchinghiencuuphathoc chua hang 4

Tiên Lữ động của chùa Hang – Thái Nguyên

Chùa dựa lưng vào núi đá Long Tuyền, cửa mở hướng về sông phía sông Cầu trong xanh. Có thể nói đây là một công trình vừa lưu giữ được nét đẹp cổ kính nguyên sơ, đồng thời mở rộng, khoáng đạt với nền văn minh hiện đại, tạo thành một danh lam thắng cảnh đẹp hoàn mỹ, thơ mộng tựa chốn bồng lai tiên cảnh.

Với giá trị lịch sử, văn hóa vốn có của chùa Hang, quần thể kiến trúc di tích chùa Hang được tôn tạo, mở rộng sẽ góp phần gìn giữ một di sản văn hóa, nâng tầm giá trị di tích, trở thành trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Thái Nguyên là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.

Tác giả: Minh Khang (t/h)

Tham khảo

wikipedia

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường