Trang chủ Văn hóa Chùa Đại Hùng

Chùa Đại Hùng

Bài thơ thể hiện sự mê đắm của nhà thơ trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mô tả chân thật vẻ đẹp của Hồng Lĩnh biếc xanh và chín mươi chín đỉnh Hồng sơn, nơi chùa Đại Hùng tọa lạc, tạo nên bức tranh huyền bí và thiêng liêng.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Bài thơ thể hiện sự mê đắm của nhà thơ trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mô tả chân thật vẻ đẹp của Hồng Lĩnh biếc xanh và chín mươi chín đỉnh Hồng sơn, nơi chùa Đại Hùng tọa lạc, tạo nên bức tranh huyền bí và thiêng liêng.

Chùa Đại Hùng

Hồng Lĩnh biếc xanh gọi nắng xuân về
Chín mươi chín đỉnh Hồng Sơn tụ làn mây trắng
Chùa Đại Hùng còn ngân trong gió lộng
Cánh én về ngỡ bóng Hạc thiên thu

Cờ xí thoáng bay lên đỉnh sương mờ
Tượng Phật uy nghiêm giữa dòng người chiêm bái
Hồn núi sông hóa ngọn cờ vẫy gọi
Con Lạc cháu Hồng hoa trái phù sa…

Cùng ta về năm tháng đất ông cha
Một cánh đồng xanh mở bên làng lễ hội
Đất Kẻ Treo vẫn nhớ người xanh khai núi*
Như bàn cờ đô thị mùa xuân này

Đất nước ngàn năm những áng mây bay
Và núi biếc còn vọng lời ánh sáng
Bóng cha ông ngỡ ngàn tia nắng
Vẫn tỏa về ngời ngợi quê hương…

Hồng Lĩnh, tháng 1 – 2023
Tác giả: Nguyễn Trọng Đồng
Địa chỉ: Nam Hồng, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

* Kẻ Treo: tên tiếng Nôm, địa danh nay thuộc phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi chùa Đại Hùng tọa lạc. Và là quê hương nhân vật lịch sử – danh nhân văn hóa Bùi Cầm Hổ (1390 – 1483).

Khu di tích lịch sử – văn hóa Đại Hùng ( thuộc Tổ dân phố 7, phường Đậu Liêu , thị xã Hồng Lĩnh , tỉnh Hà Tĩnh) là địa điểm tâm linh duy nhất thờ Đức thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng tại vùng Nghệ An và Hà Tĩnh.

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường