Chùa Cổ Loa

Chùa Cổ Loa, ngôi chùa khá cổ kính, nơi lưu giữ được nhiều giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật tạo hình kiến trúc - văn hoá - lịch sử, phát huy được những giá trị cao đẹp vốn có một cách sâu sắc.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Chùa Cổ Loa, ngôi chùa khá cổ kính, nơi lưu giữ được nhiều giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật tạo hình kiến trúc – văn hóa – lịch sử, phát huy được những giá trị cao đẹp vốn có một cách sâu sắc.

Tác giả: Diệu Linh

Chùa Cổ Loa, ngôi chùa khá cổ kính, nơi lưu giữ được nhiều giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật tạo hình kiến trúc – văn hoá – lịch sử, phát huy được những giá trị cao đẹp vốn có một cách sâu sắc.

1. Lịch sử chùa Cổ Loa

Chùa Cổ Loa có tên chữ là Bảo Sơn tự. Chùa Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Năm 1993, chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa quốc gia. Chùa Cổ Loa nằm trên khu đất gần giữa thành Nội, sau đình “Ngự triều di quy”, chỉ cách nhau một khoảng sân hẹp. Đây là khu đất rộng gần 10.000m2 có 3 di tích đình, am Mỵ Châu và chùa Cổ Loa. Các di tích này đều xây theo hướng Nam, nhìn ra cửa Nam thành Nội.

Vì thế, Chùa Cổ Loa ngay sau hậu cung đình, không có tam quan và lối đi riêng phía trước, mà có lối đi riêng, cổng mở ra đường ngõ xóm ở phía đông. Tam quan sau này xây theo hướng bắc. Vì ngôi chùa được xây dựng từ khá lâu đời, thế kỷ XVII, nên xóm này được gọi là xóm Chùa, chùa ở đầu phía đông của xóm.

2. Kiến trúc chùa Cổ Loa

Chùa Cổ Loa có bố cục mặt bằng tổng thể theo kiểu “nội công ngoại quốc” gồm nhiều toà nhà liên kết với nhau. Các kiến trúc của chùa Cổ Loa được làm bằng gỗ theo thể thức truyền thống với bộ khung gỗ, mái lợp ngói ta kiểu “mũi hài” các góc đao cong trên kiến trúc chính có tường bao phía ngoài, ở hai bên hành lang và ba mặt tòa Thượng điện. Kết cấu các bộ vì kèo gỗ của các tòa nhà Tiền đường, Thượng điện và nhà Tổ theo kiểu “thượng chồng rường giá chiêng, hạ kẻ bẩy”, với bốn hàng chân cột. Các bộ vì của hành lang, đơn giản hơn và chỉ có hai hàng cột.

Tiền đường: Tòa Tiền đường có 5 gian 2 dĩ, phần khung mái đấu nối với Thượng điện ở đoạn giữa, mặt trước các gian chính là dãy cửa bức bàn được làm theo kiểu “thượng song, hạ bản”. Hai đầu nối với tường hồi được xây bịt và có ô cửa thông gió ở nơi tường hồi hai dãy hành lang. Tên chùa “Bảo Sơn Tự” bằng chữ Hán được đắp trong khuôn bức đại tự kiểu tam cấp phía trên, chính giữa bờ nóc mái.

Nhà Tổ: Tòa nhà Tổ phía sau thượng điện, cũng có kết cấu và bố cục mặt bằng như tiền đường, chỉ khác ở hướng chính với dãy cửa bức bàn, quay về phía bắc hai bên hành lang, mỗi bên 6 gian, đấu mái với tiền tế và nhà Tổ nhưng không chung mái với tòa thượng điện, cũng như nhà Tổ vậy.

Gác chuông: Gác chuông là một kiến trúc đơn giản kiểu 2 tầng 4 mái, tường xây bít đốc, 4 cột cái bằng gỗ chịu lực cho cả sản lầu và mái trên. Cho đến nay, trừ gác chuông và khu vực vườn ao phía sau, các công trình kiến trúc cũng như tượng thờ ở chùa Cổ Loa đã được tu bổ trở nên chắc chắn, đẹp đẽ khang trang.

tapchinghiencuuphathoc.vn chua co loa 2

3. Những pho tượng đặc biệt tại chùa Cổ Loa

Tại chùa Cổ Loa, 134 pho tượng có đặc điểm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII, được chế tác hầu hết bằng gỗ mít, bài trí tại tòa Thượng điện, đại bái, 2 dãy hàng lang tại thượng điện: Được bố trí 7 lớp tượng, từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài như sau:

+ Tam thế: hiện đại, quá khứ, vị lai

+ Di đà Tam Tôn: A di đà, Quan âm Bồ tát, Đại thế trí bồ tát

+ Quan âm chuẩn đề, có 2 pho Thị giả đẩu

+ Hoa nghiêm Tam thánh gồm Bồ tát và Kim Đồng, Ngọc nữ 2 bên

+ Ngọc hoàng, 2 bên có Nam Tào, Bắc Đẩu

+ Cửu Long, Thích ca sơ sinh và Đế Thiên, Đế Thích.

+ Ngoài ra có 2 tượng phật ngồi toà sen ở 2 bên.

Trong các pho tượng ở thượng điện thì tượng Di Đà được tạo tác khá đẹp, kích thước lớn nhất: tượng ở tư thế ngồi 2 chân xếp bằng kiểu ngồi thiền, 2 bàn tay để lồng nhau trên lòng đùi theo thế ấn tam muội, với vẻ mặt trầm ngâm, suy tư, mắt hơi nhắm, mũi dọc dừa, tai to chảy dài, cổ cao ba ngấn, tóc xoắn ốc, ngồi trên bệ cao 0,50m, tượng cao 1,5m.

Cũng ở trong Phật điện, được thờ ở 2 bên là các tượng từ trong ra ngoài đặt đối xứng nhau.

+ Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thị Kính

+ Thổ địa, Địa Tạng

+ 4 tượng Tứ Trấn (2 tượng 1 bên)

+ Thập điện Diêm Vương (5 tượng 1 bên)

Tại Đại Bái, được bày đối xứng nhau là các pho tượng:

+ Đức Ông, Đức Thánh tăng

+ Khuyến thiện, Trừng ác

+ 8 pho Hộ pháp (mỗi bên 4 pho) – “bát bộ kim cương”.

tapchinghiencuuphathoc.vn chua co loa 3

Đây là các pho tượng thổ được tạo tác trong tư thế khá sinh động. Hai pho “khuyến thiện” và “trừng ác” có độ cao tương đương nhau 2,5m, pho Trừng ác được thể hiện ở tư thế ngồi trên lưng một con lân, tay cầm long đao, mình mặc giáp phục, vẻ mặt dữ dằn. Pho Khuyến thiện thì được thể hiện có bộ mặt ngược lại: rất hiền từ, ngồi trên lưng con sấu, tay cầm viên ngọc giáo hóa.

Tại hai dãy hành lang: có tất cả 24 pho tượng gồm: Thập bát tổ truyền đăng (18 pho), Tứ vị Bồ Tát và 2 tượng Thích ca viên tịch tức nhập Niết bàn và Tuyết Sơn. Các pho này đều là tượng thổ, được tạo tác khá sinh động, có niên đại cuối thế kỷ XIX mới được sửa và sơn thiếp lại vào năm 1997. Tượng thờ ở nhà thờ Tổ, phía sau Thượng điện, được đặt ở 3 gian chính.

Ban thờ gian chính giữa thờ mẫu Liễu Hạnh – vị Thánh mẫu được thờ ở nhiều nơi theo tục thờ Mẫu ở nước ta, ngay cả trong các chùa làng.

Gian phía đông có ban thờ Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo) cũng là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta thời Trần thường được thờ trong các nơi thờ Mẫu trong khoảng thế kỷ XVIII đến nay, với tư cách là một Thánh nhân.

Ban thờ ở gian phía tây đặt tượng thờ Sư tổ của chùa này cũng như các vị sư đã từng tu ở đây. Hàng năm, nhà chùa vẫn tổ chức lễ giỗ tổ vào ngày 5/10 âm lịch. Các tượng thờ tại nhà Tổ – nhà mẫu nói chung đều có kích thước nhỏ, dáng vẻ bình dị với lối tả cùng màu sắc đậm đà – màu xanh quê hương, rừng núi. Đây cũng là cách thể hiện tâm thức dân giã, thường thấy trong các điện thờ Mẫu. Cho đến nay, trừ gác chuông và khu vực vườn ao phía sau, các công trình kiến trúc cũng như tượng thờ ở chùa Cổ Loa đã được tu bổ trở nên chắc chắn, đẹp đẽ khang trang.

Chùa Cổ Loa chứa đựng những giá trị cao về nghệ thuật thẩm mĩ lịch sử, ngôi chùa này không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi hội tụ những hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng.Đề cao tư tưởng nhân nghĩa, bác ái giúp cho con người hướng thiện. Tránh xa cái ác, việc xấu, hướng đến cuộc sống tốt đẹp, an vui.

Tác giả: Diệu Linh (t/h)

Nguồn tham khảo:

Cuốn sách Chùa Việt – Viện Nghiên cứu Di sản Văn hoá

Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_C%E1%BB%95_Loa

Trang TTĐT: https://thanhcoloa.vn/chua-bao-son

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường