Trang chủ Chuyên đề Chùa Chà Là – Buddha Vansa Chhulla Moni

Chùa Chà Là – Buddha Vansa Chhulla Moni

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Trích sách Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Cha la Buddha Vansa Chhulla Moni 1

1. Lịch sử hình thành

Chùa Chà Là tọa lạc tại ấp Chà Là, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Chùa còn có tên tiếng Pali theo pháp hiệu của Phật giáo Nam tông Khmer là Buddha Vansa Chhulla Moni.

Nguyên trước đây tại ấp Chà Là có một ngôi chùa Khmer do vị tỳ kheo tên là Chao Vông từ Kiên Giang lên Bình Phước xây dựng vào năm 1964 nhưng chùa đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh. Khi xây dựng lại chùa mới, nhận thấy khuôn viên chùa cũ quá nhỏ hẹp nên chư tăng và người dân Khmer trong ấp đã đề nghị với chính quyền cho chuyển chùa sang phần đất đối diện. Vị trí của ngôi chùa hiện nay, trước đây từng là khu dân cư của người Khmer xã Lộc Hưng với tên gọi là phum Chà Là. Đầu thập niên 1980 đất đai bị khô hạn, người dân đào giếng tìm nước ngầm nhưng không có kết quả khả quan nên đã đồng loạt di dời nhà cửa ra phía đường lớn (đường đi Tà Thiết), do khu vực có một con suối chảy qua, vào mùa khô vẫn không cạn dòng. Phần đất cũ của phum, người dân cúng dường cho chư tăng xây dựng ngôi chùa hiện nay. Khuôn viên chùa Chà Là có diện tích rộng bốn ha, nằm bên cạnh đường liên ấp xã Lộc Thịnh, còn vị trí nền chùa cũ hiện nay vẫn còn nằm cách chùa mới khoảng 100 m.

2. Kiến trúc và tượng thờ

Chùa Chà Là là một ngôi tự viện chưa được xây dựng hoàn chỉnh, một số công trình kiến trúc hiện hữu bao gồm cổng chùa được dựng tạm bằng gỗ, chánh điện, nhà tăng xá, nhà bếp đều được dựng tạm bằng khung sắt lợp mái tôn, vách tường của một số công trình được che chắn bằng tôn và ván gỗ như nhà bếp và nhà tăng xá. Để đáp ứng nhu cầu hành lễ của người Khmer tại địa phương, nhà chùa đã cho khánh thành chánh điện tạm thời vào ngày 15 tháng 4 năm 2018. Chánh điện rộng 140 m2, không có vách tường bao quanh nên Phật tử có thể đi vào lễ Phật từ phía trước hoặc hai bên hông. Giữa chánh điện có một pho tượng đại Phật thể hiện Đức Thích Ca ngồi tọa thiền trên đài sen, sau lưng Phật là hình tượng cây bồ đề được vẽ theo kiểu bích họa. Phía trước chánh điện bố trí một tượng Phật Thích Ca loại nhỏ và một bát hương. Hai bên chánh điện trang trí một số tranh vẽ Phật cảnh mô tả về cuộc đời của Đức Phật ở xứ Ấn Độ. Khu vực nhà tăng xá có đặt một pho tượng Bồ Tát Di Lặc của hệ phái Phật giáo Nam tông. Pho tượng được tạo tác tại Thái Lan theo phong cách tượng Phật Ngọc ở chùa Wat Phra Keo, thủ đô Bangkok, được một gia đình Phật tử người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh thỉnh về tặng cho chùa nhân ngày khánh thành chánh điện.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Cha la Buddha Vansa Chhulla Moni 2

3. Hoạt động Phật sự và xã hội

Hiện nay chùa Chà Là có 14 vị sư trẻ là người Khmer ở địa phương xuất gia tại chùa. Sư cả trụ trì là Đại đức Thạch Lý Sine, 43 tuổi quê ở tỉnh Trà Vinh. Do chùa nằm cách xa khu dân cư nên buổi sáng khi đi hóa duyên, các sư trẻ được một Phật tử dùng xe ba bánh của chùa chở đến đầu ấp và đón về ở cuối ấp. Số lượng người Khmer sinh sống trong ấp Chà Là hiện chỉ còn 120 hộ nhưng không phải hộ nào cũng có điều kiện kinh tế và thời gian để dâng cơm cho các sư nên nhà chùa đã tổ chức nấu ăn thêm tại nhà bếp của chùa. Tuy nhiên, truyền thống “khất thực” của Phật giáo Nam tông Khmer vẫn được chùa Chà Là giữ gìn để các sư trẻ rèn luyện sức khỏe và lòng kiên nhẫn của họ. Do vị trí của chùa cách xa khu dân cư và điều kiện mưu sinh vô cùng khó khăn của người Khmer sinh sống tại ấp Chà Là nên họ không đến chùa thường xuyên. Lễ mừng năm mới (Chol Chnam Thmay) và lễ Báo hiếu ông bà, tổ tiên (Sel Donta) là những dịp mà người Khmer trong ấp Chà Là và xã Lộc Thịnh tập trung về chùa với số lượng đông nhất trong năm. Trong những ngày lễ, chùa Chà Là tổ chức thuyết pháp, mời các vị sư lãnh đạo Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh đến giảng giáo lý cho bà con hiểu thêm về Phật giáo và đời sống tinh thần của người Khmer.

Trích sách Những ngôi chùa PHẬT GIÁO NAM TÔNG của người Khmer ở Đông Nam Bộ

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường