Chư tăng Học viện PGVN tại Hà Nội trang nghiêm làm lễ Bố tát, tụng giới định kỳ
ISSN: 2734-9195
16:27 10/11/22
Tin, ảnh: Ban Truyền thông Học viện
Căn cứ Tỳ Ni tạng, giới luật đức Phật chế định, sáng ngày 7/11/2022 (14/10/Nhâm Dần), Chư tôn đức Hội đồng Điều hành, quý Thầy cô Văn phòng và gần 500 tăng, ni sinh của Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm làm lễ Bố tát, tụng giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni theo thông lệ.
HT.Thích Thanh Đạt (bên phải) giáo giới đến đại chúng
HT.Thích Thanh Đạt, Uỷ viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Học viện; ĐĐ.Thích Đạo Mẫn, Chánh Văn phòng Học viện, Văn phòng, Ban Quản chúng cùng toàn thể tăng, ni sinh tham dự đông đủ.
Chư tăng tuần tự theo hạ lạp trang nghiêm tự lập tại Thiền đường Tòa Viên Quang. Đại chúng đã thành kính niêm hương bạch Phật, đỉnh lễ Tam bảo và phát lồ sám hối. Chư tăng đã đồng thanh tụng lại các giới luật được đức Phật chế định, tự thúc liễm thân tâm và trang nghiêm Tăng đoàn.
Toàn cảnh lễ Bố tát của chư Tăng
Bố tát là ngày định kỳ thuyết giới, các chúng đệ tử của đức Phật tụ hội về một cương giới, tác pháp Yết ma thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp của người tu hành nhằm nuôi lớn các thiện pháp, giới thân tuệ mạng khiến chúng trưởng thành trong sự thanh tịnh, hầu duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng đoàn trong tinh thần hòa hợp và thanh tịnh.
Chư Ni làm lễ Bố tát tại Thiền đường 2Các Sa Di nghe 10 giới
Lễ Bố tát, tụng giới giúp cho mỗi tăng, ni sinh nuôi lớn các thiện pháp, đoàn kết Tăng đoàn, giữ gìn tinh thần lục hoà cộng trụ trong thời gian theo học tại Học viện PGVN tại Hà Nội.
Tin, ảnh: Ban Truyền thông Học viện
Bản dịch Kinh Pháp Cú của Hòa thượng Thích Minh Châu không chỉ là một thành tựu nổi bật trong lĩnh vực dịch thuật mà còn là một đóng góp quý báu cho nền văn học Việt Nam, mang đến nhiều giá trị văn học đặc biệt.
Bộ Văn hóa Ấn Độ khẳng định cuộc đấu giá này vi phạm nghiêm trọng luật di sản văn hóa và tuyên bố rằng nếu sự kiện được tiến hành, Sotheby’s sẽ bị xem là “tiếp tay cho hành vi khai thác kiểu thực dân”.
Nghệ thuật tạo tác tượng Phật giáo ở Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa triết lý Phật giáo và bản sắc văn hóa dân tộc, phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh và thẩm mỹ của người Việt qua các thời kỳ lịch sử.
Trong một thời đại dễ bị cuốn theo ánh đèn sân khấu, Vesak 2025 đã mang đến một tấm gương phản chiếu đẹp đẽ: từ bi hiện hữu trong từng hành động nhỏ và chính niệm tỏa sáng từ những nơi không ai ngờ đến nhất.
Vesak là một hiện tượng theo chu kỳ thường niên, không chỉ là ngày kỷ niệm đấng cha lành đem đến cho nhân loại hiểu về luật nhân quả, còn đưa ra phương pháp diệt khổ, sống an vui hạnh phúc.
Chiêm bái Xá Lợi không phải để xin phước, mà để gợi nhắc về con đường giải thoát: đoạn trừ tham - sân - si, như cách chị Mai mong muốn đội ngũ nhân viên mình học tu, chuyển hóa.
Hy vọng những tiêu chuẩn đưa ra trong Vesak 2025 không chỉ là điểm sáng trong cuộc sống lý tưởng, Phật giáo toàn thế giới cần biến thành hiện thực để mỗi kỳ Vesak có thêm một bước tiến như những tố chất hữu ích cho nhân loại.
Hãy trở về với chính pháp, sống đời tỉnh giác, để mỗi lời kinh, mỗi pho tượng, mỗi nghi lễ không chỉ là biểu hiện của tín ngưỡng, mà là chất liệu nuôi dưỡng trí tuệ và giải thoát.
Áo dài đẹp không chỉ ở hình dáng mà còn ở tâm thế người mặc. Khi có chính niệm và sự khiêm cung, người phụ nữ khoác áo dài không chỉ tôn vinh vẻ đẹp Việt, mà còn thể hiện phẩm hạnh đoan trang, nét đẹp của người con Phật giữa đời thường.
Ngay từ sáng sớm, dòng người nối dài trong trật tự, tay chắp trước ngực, ánh mắt rưng rưng niềm tin hướng về Xá lợi – biểu tượng linh thiêng của bậc Giác ngộ.
Bình luận (0)