Trang chủ Bạn đọc Chú Đại Bi bản tiếng Phạn và tiếng Việt

Chú Đại Bi bản tiếng Phạn và tiếng Việt

Chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khóa lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa.

Nguồn gốc của Chú Đại Bi

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ “Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni”, do chính đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội, trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thanh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma Ha Ca Diếp, A Nan… cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó, bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan “Như thế tôi nghe”, cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và đức Thế Tôn, đã được ghi lại ở trong kinh.

Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sinh, muốn cho “chúng sinh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu” mà nói ra Thần Chú này.

1 Chu Dai bi tieng viet va tieng Phan chuan nhat tapchinghiencuuphathoc.vn 1

Chú Đại bi bản tiếng Phạn và tiếng Việt chuẩn nhất.

Chú Đại Bi sau đó đã được ngài Dà Phạm Đạt Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường, dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt.

Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như: Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,…

Chú Đại bi tiếng Phạn (Sanskrit)

ན༌མོ༌རཏྣ༌ཏྲ༌ཡཱ༌ཡ། ན༌མཿ༌ཨཱཪྱ༌ཛྙཱ༌ན༌ས༌ག༌ར། བཻ༌རོ༌ཙ༌ན༌བྻཱུ༌ཧ༌རཱ༌ཛཱ༌ཡ། ཏ༌ཐཱ༌ག༌ཏཱ༌ཡ། ཨརྷ༌ཏེ༌སམྱཀ༌སམྦུ༌དྡྷཱ༌ཡ། ན༌མཿ༌སརྦ༌ཏ༌ཐཱ༌ག༌ཏ༌བྷྱཿ། ཨརྷཏེབྷྱཿ༌སམྱཀ༌སམྦུ༌དྡྷེ༌བྷྱཿ༌ན། མཿ༌ཨཱརྱ༌ཨ༌ཝ༌ལོ༌ཀི༌ཏེ༌ཤྭ༌རཱ༌ཡ། བོ༌དྷིི༌སཏྟྭ༌ཡ། མཧཱ༌ས༌ཏྟྭ༌ཡ། མཧཱ༌ཀ༌རུ༌ཎི༌ཀཱ༌ཡ། ཏདྱ༌ཐཱ། ༀ༌དྷ༌ར༌དྷ༌ར། དྷི༌རི༌དྷི༌རི། དྷུ༌རུ༌དྷུ༌རུ། ཨི༌ཊྚི༌ཝ༌ཊྚི། ཙ༌ལེ༌ཙ༌ལེ། པྲ༌ཙ༌ལེ༌པྲ༌ཙ༌ལེ། ཀུ༌སུ༌མེ༌ཀུ༌སུ༌མེ༌ཝ༌རེ། ཨི༌ལི༌མི༌ལི། ཙི༌ཏི༌ཛཱ༌ལ༌ཨ༌པ༌ན༌ཡེ༌སྭཱཧཱ ༎

Namo ratna-trayāya
Namaḥ Ārya-jñāna-sāgara-vairochana-vyūha-rājāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya
Namaḥ sarva tathāgatebhyaḥ arhatebhyaḥ samyaksaṃbuddhebhyaḥ
Namaḥ Ārya-avalokiteśvarāya bodhisattvāya mahā-sattvāya mahākāruṇikāya
Tadyathā: Oṃ_ dhara dhara, dhiri dhiri, dhuru dhuru, itti vatti, chale chale, prachale prachale, kusume kusuma vara, ili mili, jiti jvalaṃ āpanāya-svāhā

Chú Đại bi phiên âm Phạn – Việt

1. Nam mô ta na ta da da
2. Nam mô ai da cha nà
3. Xa cá ra ê lô cha nà
4. Lu ha rát cha da
5. Ta cá ta ta dà
6. Àn là há tê
7. Sanh dá san, bu cà dà
8. Nam mô (sa) ruva (tách) ha ka kê tê
9. Án la han ka tê, sàn dá san
10. Bu kê tê, nam mô a ri da (om) va đu kề tề
11. S(ì) oa ra da, bu ví xoa (na) va dà
12. Mà hà xá ná vá da
13. Ma há ca lô ni cà dà
14. Ta ni da ta ốm ta ra ta rà
15. Dtì rì dtí ri duu ru duu rù
16. Ít ti quê. Ít ti cha rế cha rề
17. Bù đà chá rê, bu đa cha rề
18. Kút su mê, kút su ma qua
19. Quê í ni vi ni, trít ti, chu va la mát, bá ta da xoa ha.

Chú Đại Bi tiếng Việt

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. [1]

Ý nghĩa của Chú Đại Bi

Muốn đạt đến cứu cánh giác ngộ không thể không thông qua phương pháp thiền định. Nhưng khi nghe nói đến Thiền, một người phật tử bình thường khó hình dung ra nổi và nghĩ đến nó như là một cái gì đó mông lung, trừu tượng, huyền bí.

Nếu chúng sinh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp sinh tử.

Nếu chúng sinh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.

Chúng sinh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sinh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng?

Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về tha phương Tịnh Độ, hóa sinh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng?

Và, như người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sinh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn!

Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật.

Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình.

Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sinh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sinh.

Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sinh.

Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi 10 phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng.

Thiện Minh tổng hợp

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh chóng, hãy truy cập Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng mạng xã hội: Facebook, Website, Youtube.

Chú thích & Tài liệu tham khảo

[1] “Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni”-  Đời Đường, Sa môn Dà Phạm Đạt Mạ – người xứ Tây Thiên Trúc Hán dịch; Việt Dịch: HT.Thích Thiền Tâm

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

3 bình luận

Hoàng Công Bằng 29/02/2024 - 06:57

tác giả lấy râu nọ cắm cằm bà kia, bản tiếng Phạn và phiên âm là thần chú Thập Nhất Diện chứ chẳng phải chú Đại Bi tiếng Phạn. Chú Đại Bi tiếng Phạn có 84 câu, Chú thập Nhất Diện có 19 câu

Trả lời

Có phải bản chuẩn nhất hay không?

Đoàn Trang Nhung 09/11/2023 - 11:16

Xin hỏi tác giả dựa vào đâu để nói đây là bản chuẩn chú đại bi nhất?

Trả lời

Đánh giá

baobinh 09/11/2023 - 10:46

Mình đang rất cần , cám ơn Admin

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường