Trang chủ Văn hóa Cảm niệm mùa xuân

Cảm niệm mùa xuân

Đăng bởi: Tâm Đạt
ISSN: 2734-9195

Trong mỗi miền quê đất Việt, ký ức về ngôi chùa đã khắc sâu trong tâm khảm của người phương Đông nói chung và của người Việt Nam chúng ta nói riêng. Tết đến xuân về, miền ký ức ấy lại bùng cháy trong mỗi tâm hồn, mỗi cộng đồng dân tộc như một điều thôi thúc, như một điều cần chia sẻ. Xuân này trong con, là một dụ ngữ cho tứ thơ để bộc lộ nỗi lòng trắc ẩn, hay là đã được giải toả bế tắc như một Pháp ngữ hướng tới Giác ngộ tâm linh. Nhân dịp đầu xuân Mậu Tuất 2018, xin gửi: “Vườn hoa Phật giáo” chùm thơ đầu xuân nói về nỗi lòng thành thật ấy của người yêu thơ, thông qua những cảm niệm đầu xuân:

Xuân này Yên Tử

Hội xuân Yên Tử con về

Non cao mây lượn, suối vờn biếc quanh.

Mai vàng rực rỡ thung xanh

Bóng tùng vươn thẳng, trúc thanh núi ngàn.

Chùa Đồng (1) vang tiếng chuông ngân,

Hoa Yên (2) thơm ngát hương trầm đầu non.

Lối mòn còn dấu chân thon,

Thoảng nghe trong gió bóng hồn Trúc Lâm.

Bẩy trăm năm dẫu đá mòn,

Pháp Âm còn đó dễ đâu phai mờ.

Câu thơ Tổ (3) dạy năm xưa,

“ Cư trần lạc đạo” như vừa nghe xong.

Lời thơ như tạc trong lòng,

Mới hay Yên Tử trường tồn sức xuân.

Tây Phương miền vô ưu

(Hồi hướng chùa Tây – Sùng Phúc tự)

Xuân này con đến Tây Phương. (4)

Đồng xanh ngô lúa thơm hương ngạt ngào.

Theo con đường đá ong đào.

Bậc thang đá quý con vào chùa thiêng!

Trong lòng ẩn chứa niềm riêng,

Cầu xin Phật, Thánh chỉ “miền vô ưu”.

Chắp tay con lạy trong chiều

Lòng con sám nguyện mong trừ ác duyên.

Phải chăng La-hán Tiên Hiền,

Tâm linh mách bảo đôi điều nơi con.

Ra về nguyện giữ lòng son

Đoạn trừ nghiệp cũ trong con thuở nào.

Ôi, Phật pháp nhiệm mầu sao?

Cho con thay đổi kiếp nào trầm luân.

Phật đâu xa, Phật rất gần

Lòng con sám nguyện phúc phần dành riêng.

Hôm nay trở lại chùa thiêng,

Thành tâm hồi hướng trong lòng Vô ưu.(5)

Ân sâu buổi ấy trong chiều,

Tạ ơn Phúc tự con giờ đổi thay.

Xuân Mậu Tuất 2018

Tác giả: Vương Trí Nghị
Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 3/2018


CHÚ THÍCH:
(1,2) Tên những ngôi chùa trong di tích lịch sử Phật giáoYên Tử, Quảng Ninh
(3) Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, khi còn ở ngôi vua đã có tác phẩm “Cư trần lạc đạo”. Một tác phẩm nói về Thiền nhập thế riêng có của Việt Nam.
(4) Vô ưu: theo đạo Phật là không còn phiền não chướng.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường