Trang chủ Bạn đọc Cài hoa báo hiếu

Cài hoa báo hiếu

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Minh Mẫn
Vu Lan PL.2566 – Nhâm Dần

Tháng Bảy Âm lịch được xem là mùa Vu Lan, mùa báo hiếu. Báo hiếu không chỉ một năm một lần, nhưng là một lần tiêu biểu cho hạnh hiếu của những người biết tri ân.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Minh Man Cai hoa bao hieu 1

Trong Phật giáo Bắc truyền, chúng sinh chưa được thoát khỏi lục đạo, hẳn nhiên luân hồi là con đường luân lưu miên viễn; đã là luân lưu, làm sao tránh khỏi là bà con quyến thuộc lẫn nhau qua nhiều hình thức khác nhau! Đã là liên kết ràng buộc duyên nghiệp lẫn nhau thì ân nghĩa cần phải có. Thế thì báo hiếu không chỉ biết đến ân sinh thành dưỡng dục một đời. Bốn ân nặng khi mang thân người, phải là:

“Thiên địa phú tải tri ân, Nhật Nguyệt chiếu lâm chi Đức”
“Quốc gia chính trị chi ân, thủy thổ thuần dụng chi Đức”
“Sư trưởng giáo huấn chi ân, phụ mẫu sanh thành chi Đức”
“Đàn na tín thí chi ân, tứ sự cúng dường chi Đức”

Nghĩa là ân đức Trời đất như vầng nhật nguyệt chiếu khắp muôn nơi; ơn sơn hà xã tắc là ân đức luôn được chúng ta thọ dụng mọi lúc mọi nơi, cần phải biết; cha mẹ, thầy bạn cũng là ân sâu, đức trọng; Đàn na tín thí cung ứng mọi sự cho cuộc sống của chúng ta, làm sao quên được!

Bốn ơn nặng của kiếp sống, dùng vật chất đáp đền khó mà trọn vẹn, vì thế, mỗi năm một lần trong mùa báo hiếu chỉ để gợi nhớ, nhắc nhở, biểu tượng qua những cánh hoa sắc màu thương quý, lấy đi những cảm xúc nước mắt lưng tròng cho những mảnh đời côi cút, niềm xúc cảm thân thương đầy hãnh diện ấm lòng cho ai đó vẫn còn diễm phúc bên cạnh mẹ, cha. Nhạc và lời là gia vị cho bữa tiệc hiếu đạo thêm đậm đà thấm đượm.

Năm nào cũng chỉ có thế, chùa nào cũng diễn đạt có vậy, trở thành lối mòn trong những lối mòn cuộc sống, không còn tác dụng nâng cao cảm thức, và ý nghĩa chỉ còn là ý nghĩa của thơ văn.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Minh Man Cai hoa bao hieu 2

Nặng hình thức quá đã đánh mất một cảm thức quan trọng đang chìm sâu trong mỗi chúng ta, cảm thức đó như một trẻ mồ côi lén lút khép mình trong bóng tối đứng nhìn hoạt cảnh xung động, để rồi, chính chúng ta trở thành mồ côi thật sự của chính mình, làm sao đủ năng lượng phổ hóa bốn ân sâu nặng? Chính vì thế, việc hướng nội tu tập bổ sung năng lượng mới có thể nhiếp hóa muôn loài.

Hãy cài cho mình cánh hoa tâm thức song song với những cánh hoa biểu tượng để tri bốn ân nặng không chỉ trong mùa hiếu hạnh mà trong suốt hành trình một kiếp nhân sinh.

Minh Mẫn
Vu Lan PL.2566 – Nhâm Dần

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường