Trang chủ Chuyên đề Báo cáo đề dẫn Hội thảo Khao học

Báo cáo đề dẫn Hội thảo Khao học

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC
30 NĂM PHÂN VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI
VÀ TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC – THÀNH TỰU VÀ ĐỊNH HƯỚNG

Kính thưa Chư tôn đức!
Kính thưa các nhà khoa học!
Kính thưa Quý vị Đại biểu!

Hôm nay chúng ta có mặt tại đây tham dự Hội thảo Khoa học và Kỷ niệm 30 năm Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

Ngày 30 tháng 11 năm 1990, tại chùa Quán Sứ, được đức Đệ Nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho phép, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội đã làm lễ ra mắt.

Ngày 02 tháng 5 năm 1991, Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch (nay là Bộ Thông tin & Truyền thông) cho phép xuất bản Tạp chí lấy tên là Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

Banner Le Ky niem Hoi thao khoa hoc 1

Thời gian trôi đi, đến nay đã tròn 30 năm. 30 năm qua được sự quan tâm của Giáo hội, của các bậc Chư tôn đức, các nhà khoa học, đặc biệt là ban, ngành các cấp, Phân viện và Tạp chí đã đạt được nhiều thành tựu. Được phép của Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện và Tạp chí tổ chức cuộc Hội thảo Khoa học nhằm mục đích đánh giá những thành tựu đã đạt được, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, từ đó đưa ra định hướng cho tương lai.

Cho đến nay, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 23 bài báo cáo tham luận của các chư tôn đức, các nhà nghiên cứu và quản lý, đó là những báo cáo khoa học mang tính chuyên sâu với các chủ đề và nội dung hết sức sát thực mà mục đích của và chủ đề của Hội thảo đã đề ra.

Các bài tham luận của chư tôn đức và quý vị học giả tập trung vào một số chủ đề sau đây.

1. Điểm qua những chặng đường của Phân viện và Tạp chí từ buổi đầu thành lập đến nay với một số điểm nhấn mà trong chặng đường 30 năm Phân viện và Tạp chí đã đạt được. Đó còn là những kỷ niệm mà tác giả bài viết có thể là nhà quản lý, nhà nghiên cứu “có duyên” gắn bó trực tiếp với Phân viện và Tạp chí ngay từ buổi đầu cho đến hôm nay.

2. Phần lớn các báo cáo tham luận khoa học đều dành một số trang thích đáng đánh giá những thành tựu mà Tạp chí Nghiên cứu Phật học đạt được trong 30 năm qua, có những đánh giá mang tính tổng hợp gồm thành tựu trên tất cả các phương diện, có những đánh giá đi vào một số thành tựu có tính chuyên sâu.
Về thành tựu mang tính tổng hợp, một số tham luận chỉ ra những đóng góp như: Lịch sử Phật giáo; Nghiên cứu lý luận Phật giáo; Nghiên cứu văn hóa Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội. Một số tham luận dầy công tìm hiểu thống kê các chuyên mục của Tạp chí; thống kê số lượng bài viết hàng năm, phân chia các bài viết theo giai đoạn; hoặc tổng số bài đăng của các tác giả được in trong Tạp chí.

Bên cạnh đó có những bài tham luận đi vào phân tích, đánh giá một số bài nghiên cứu in trong Tạp chí với các chuyên đề chuyên sâu về học thuật.

Qua đó người đọc vừa thấy được bức tranh toàn cảnh, vừa thấy được những vấn đề chuyên sâu mà Tạp chí đạt được trong 30 năm qua.

3. Một số báo cáo tham luận đề xuất định hướng cho Phân viện và Tạp chí trong thời gian tới như: Hội nhập khoa học quốc tế; Ứng dụng công nghệ số; Tăng cường nội dung các chuyên đề, thể hiện sự tâm huyết với Phân viện và Tạp chí.

Kính bạch chư tôn đức tăng, ni, kính thưa các nhà khoa học, quý vị khách quý!

Căn cứ vào chủ đề Hội thảo và các báo cáo tham luận với những nội dung đã chỉ ra ở trên, Hội thảo Khoa học: “30 năm Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Thành tựu và Định hướng” cần tiếp tục thảo luận với 4 chủ đề chính sau đây:

Chủ đề 1: Thành tựu trên lĩnh vực nghiên cứu mà Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học đạt được trong 30 năm qua.

Chủ đề 2: Tạp chí Nghiên cứu Phật học với những đóng góp trên phương diện học thuật, hoằng pháp và đời sống Phật giáo Việt Nam.

Chủ đề 3: Vai trò đối ngoại về tự do tôn giáo và nhân quyền của Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

Chủ đề 4: Định hướng cho Phân viện và Tạp chí trong thời gian tới.

Trên đây là 4 chủ đề mà cuộc hội thảo hôm nay cần tập trung.

Kính chúc chư tôn giáo phẩm thân tâm thường an lạc, phật sự viên thành.

Kính chúc các nhà khoa học, các vị khách quý mạnh khỏe, vạn sự cát tường.

Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn.

Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật./.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương

HỘI THẢO KHOA HỌC: “30 năm Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội & Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Thành tựu và Định hướng”

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường