Trang chủ Văn hóa Bài vị đá thế kỷ XVII tại chùa làng Bồng Lai

Bài vị đá thế kỷ XVII tại chùa làng Bồng Lai

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Nguyễn Văn An
Bảo tàng Bắc Ninh

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Chua Bong Lai 2

Bài vị đá thế kỷ XVII tại chùa làng Bồng Lai

Chùa làng Bồng Lai còn có tên chữ là 清蘭寺Thanh Lan tự xưa thuộc xã Bồng Lai, tổng Lại Thượng, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương[1] (nay thuộc thôn Bồng Lai, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Chùa được khởi dựng từ lâu đời, trùng tu mở rộng quy mô lớn dưới thời Lê – Nguyễn. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn (1946 – 1954) chùa bị phá hủy hoàn toàn. Năm 2002 dân làng khôi phục lại chùa trên nền xưa đất cũ, đến năm Mậu Tuất (2018) tòa Tam bảo được xây dựng lại mới hoàn toàn, bình đồ kiến trúc kiểu chữ Đinh (丁) gồm 3 gian 2 chái Tiền đường và 3 gian Thượng điện, kết cấu kiến trúc theo phong cách nghệ thuật truyền thống.

Tại tòa Tam bảo chùa làng Bồng Lai còn lưu giữ được nhiều di vật cổ có giá trị lịch sử và nghệ thuật, tiêu biểu như: 3 pho tượng Tam thế niên đại thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII), bia đá 後佛碑記“Hậu phật bi ký” dựng khắc năm Tự Đức thứ 14 (1861), chuông đồng 寳慶寺鐘“Bảo Khánh tự chung” đúc năm Minh Mệnh thứ 10 (1829)… đặc biệt tại ban thờ đức Thánh Hiền ở phía bên tay trái tòa Tiền đường đặt chiếc bài vị tạc bằng đá xanh, kích thước cao khoảng 75cm, rộng đế 42cm, dầy (thân bài vị) 5cm, bài vị chia làm 3 phần: đầu, thân, đế cụ thể như sau:

+ Phần đầu bài vị hình tròn, kiểu dáng lá sòi, chính giữa chạm nổi hình mặt trời cùng đao lửa tỏa về nhiều phía, xung quanh trang trí dây lá cách điệu.

+ Phần thân bài vị chia làm 3 ô, hai bên diềm trang trí chạm nổi mỗi bên một con rồng đang trong tư thế đầu ngoảnh xuống dưới, đuôi quay lên phía trên, xung quanh chạm vân mây, đao mác (con rồng phía bên trái chạm mờ nhạt hơn con bên phải). Ô chính giữa thân bài vị khắc 3 dòng chữ Hán nội dung ghi chép về các vị Phật: Dòng chữ ở giữa khắc nổi, rõ nét 大聖釋迦如來大聖覺皇王佛位“Đại thánh Thích già Như Lai đại thánh Giác Hoàng vương Phật vị”, dòng bên phải 大聖大力菩薩琵沙門天王法位“Đại thánh đại lực Bồ tát tỳ sa môn thiên vương pháp vị” dòng bên trái後開創伽藍真修仁法號竹江位 “Hậu khai sáng già lam chân tu nhân pháp hiệu Trúc Giang vị”. Phía sau lưng bài vị để trơn không trang trí chỉ khắc chìm dòng lạc khoản 太歲庚辰年季春…“Thái tuế Canh Thìn niên quý Xuân…”.

+ Phần đế bài vị hình chữ nhật ở giữa thắt cổ bồng, trang trí 3 băng hoa văn, phía trên và dưới chạm nổi cánh sen, ở giữa trang trí 3 bông cúc dây cách điệu trong ô hình chữ nhật.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Chua Bong Lai 1

Tam bảo chùa làng Bồng Lai

Căn cứ vào các mô típ trang trí trên bài vị cùng kiểu chữ Hán và dòng lạc khoản khắc phía sau lưng cho biết bài vị được tạo tác vào tháng 3 năm Canh Thìn (có thể là năm 1640) [?]. Bài vị là di vật cổ quan trọng phản ánh quá trình hình thành và phát triển của chùa làng Bồng Lai trong lịch sử. Ngoài ra bài vị còn đóng góp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật trang trí chạm khắc trên loại hình đồ thờ tự làm bằng đá dưới thời Lê Trung Hưng vào thế kỷ XVII.

Tác giả: Nguyễn Văn An
Bảo tàng Bắc Ninh

[1] Năm Thành Thái thứ 5 (1893) huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương bị giải thể 3 tổng của huyện này là An Trụ, Hoàng Kênh, Lại Thượng sáp nhập vào huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường