Trang chủ Giáo HộiCác kỳ Đại hội Bài phát biểu của Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UB T.Ư MTTQVN

Bài phát biểu của Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UB T.Ư MTTQVN

Những thành tựu năm qua của Giáo hội đã xác định và củng cố thế đứng ổn định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc, đã khẳng định tôn chỉ mục đích đường lối hoạt động do các vị Tôn tức giáo phẩm, đứng đầu là Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ, vị Chủ tịch đầu tiên của Giáo hội Phật giáo, đã đề ra là đúng đắn.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Bài phát biểu
của ông Phạm Văn Kiết, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc Lần thứ III – Nhiệm kỳ 1992-1997

 

Kính thưa :
– Đoàn Chủ tịch Đại hội
– Các vị Tăng, Ni, bà con Phật tử
– Các Đại Biểu Đại Hội,

Nhà nước ta vừa trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho giáo hội Phật giáo Việt Nam trong dịp Đại hội này. Đại lão Hòa thượng Pháp chủ, vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Giáo hội cũng vừa được Nhà nước ta trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh-Đó là danh dự lớn, niềm tự hào của Giáo hội và Tăng, Ni, Phật tử. Đó cũng là niềm tự hào, sự vui mừng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cho phép tôi nói lên tình cảm tốt đẹp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước Giáo hội và Đại hội. Chúng tôi chào mừng nhiều vị giáo phẩm tiêu biểu trong giáo hội được nhân dân tín nhiệm bầu vào Đại biểu Quốc hội khóa 9, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những sự kiện nói trên những nét son rực rỡ tô điểm them những trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Thưa các vị,

Bản báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ II và vạch ra chương trình hoạt động nhiệm kỳ III của Giáo hội không những đã nêu lên nhiều thành tựu, chỉ ra những thiếu sót, mà quan trọng hơn là tìm ra nguyên nhân và chỉ ra những phương hướng, mục tiêu và biện pháp thực hiện trong năm năm tới. Từ năm 1987 đến năm 1992, năm năm của nhiệm kỳ II của Giáo hội là năm năm của thời kỳ lịch sử đầy biến động, đất nước ta phải đương đầu với biết bao nhiêu khó khăn thử thách, có lúc tưởng chừng không vượt qua nổi. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động trong hoàn cảnh chung đó của đất nước và còn nhiều khó khăn trở ngại riêng của mình. Thấy rõ điều này giúp chúng ta đánh giá đúng mức ý nghĩa của những thành tựu ( tuy rằng còn rất khiêm nhường ) và khẳng định hướng đi, cách làm sắp tới.

Trong hoàn cảnh đất nước gặp khó khăn lớn ấy, nhờ có đường lối đổi mới kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định con đường Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội mà lịch sử và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, nhân dân ta đã đứng vững và đạt được những thành tựu bước đầu nhưng rất quan trọng : chính trị được ổn định về cơ bản, kinh tế có phát triển, đời sống một bộ phận nhân dân được cải thiện, Nhà nước của nhân dân được xây dựng và tăng cường hơn, nền dân chủ được phát triển hơn, quốc phòng, an ninh được củng cố, quan hệ đối ngoại được mở rộng. Chúng ta hiểu rằng khó khăn còn lớn, yếu kém còn nhiều, thử thách còn lắm, nhưng triển vọng của bước đường tiến lên của đất nước ta càng rõ. Đó là công lao chung của toàn thể nhân dân ta trong đó có phần đóng góp quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, của Tăng, Ni, Phật tử.

Những thành tựu năm năm qua của Giáo hội thể hiện rõ nét tình yêu tổ quốc và tinh thần dân tộc của Tăng, Ni Phật tử Việt Nam, nhiều hoạt động đều hướng đến việc Phật tử làm tròn nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội và đất nước, đã góp phần đào tạo Phật tử thành hiếu tử trong gia đình và người công dân tốt đối với đất nước, nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, ơn đền nghĩa trả với những gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với Cách mạng, bảo vệ thuần phong mỹ tục, đạo đức, văn hóa truyền thống dân tộc ngày càng được Tăng, Ni Phật tử tích cực thực hiện. Tình yêu Tổ quốc, tinh thần dân tộc của Tăng, Ni, Phật tử đã trở thành truyền thống tốt đẹp lâu đời bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngót mấy nghìn năm lịch sử gắn liền với quá trình đoàn kết đấu tranh giữ nước, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

Những thành tựu năm năm qua của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng thể hiện tinh thần đoàn kết của Tăng, Ni, Phật tử trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Tinh thần đoàn kết đã được xây dựng và phát triển vào mục đích tôn chỉ đúng đắn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra trong Hiến chương của mình từ ngày thành lập. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đoàn kết nhau, xem trọng sự nghiệp chung vì Đạo pháp và Dân tộc hơn lợi ích hệ phái. Chúng tôi hiểu rằng sự nghiệp đoàn kết thống nhất của Giáo hội trong thời gian qua gặp không ít khó khăn và sắp tới cũng vậy. Nhưng chúng tôi có lòng tin vững chắc ở tính đoàn kết của Tăng, Ni, Phật tử. Chúng tôi mãi tâm niệm và quyết tâm thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Chúng tôi nghĩ rằng, trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước ta, hơn lúc nào hết chúng ta phải phát huy truyền thống đoàn kết, ra sức củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước thuộc các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam đang sống ở nước ngoài, xóa mặc cảm, xóa hận thù, khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, nhằm mục tiêu phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân, hạnh phúc của đồng bào. Chúng tôi cho rằng hận thù mặc cảm giữa người Việt Nam với nhau là tạm thời, là giả tạo do kẻ xâm lược tạo ra với chính sách chia để trị, gây cảnh huynh đệ tương tàn nồi da nấu thịt. Chúng ta nhân nhượng với nhau những điềm không cơ bản và thống nhất đoàn kết nhau trong tiếng nói chung, mục tiêu chung của dân tộc, tạo nên sức mạnh chung của dân tộc. Các thế lực thù địch cố gây chia rẽ giữa chúng ta, cố ngăn bản diễn biến xây dựng hòa bình của chế độ ta, chúng ta cố đoàn kết, giữ sự ổn định chính trị của đất nước. Kinh nghiệm thực tiễn nhiều nước và nước ta cho thấy: có ổn định về kinh tế chính trị mới có môi trường thuận lợi phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, ổn định chính trị là sự bảo đảm cho mọi sự ổn định; mất đoàn kết, mất ổn định chính trị sẽ dẫn đến sự suy đổ, sự nghèo đói, ngay cả ở những nước có nhiều tài nguyên, tiềm năng lớn về kinh tế.

Những thành tựu năm qua của Giáo hội đã xác định và củng cố thế đứng ổn định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc, đã khẳng định tôn chỉ mục đích đường lối hoạt động do các vị Tôn tức giáo phẩm, đứng đầu là Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ, vị Chủ tịch đầu tiên của Giáo hội Phật giáo, đã đề ra là đúng đắn.

Kinh thưa quý vị Đại biểu.

Ủy ban TƯMTTQVN rất hoan nghênh và tích cực ủng hộ hướng hoạt động đúng đắn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ III là “Tiếp tục phát uy huy truyền thống đoàn kết hòa hợp các hệ phái trong Phật Giáo Việt Nam, tăng trưởng tinh thần  thống nhất Phật Giáo, thống nhất về ý chí và hành động, thống nhất về lãnh đạo và tổ chức trên cơ sở tôn trọng các pháp môn tu học biệt truyền của từng hệ phái và thống nhất hành động xung quanh phương châm Đạo Pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội “

Chúng tôi tin tằng trên cơ sở xây dựng Giáo hội đoàn kết chặt chẽ, các hoạt động theo hướng đã định của Giáo hội nghiệm kỳ III đạt được những thành tựu lớn góp phần thiết thực cùng toàn dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xây dựng cõi cực lạc nhân gian  gian trên Tổ quốc thân yêu của chúng ta, xứng đáng với lòng tin của Tăng, Ni, Phật tử, của nhân dân và Nhà nước ta.

Với chức năng nhiệm vụ của mình theo Điều 9 của Hiến pháp 1992, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp  chặt chẽ và tạo điều kiện để Giáo hội thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo phương hướng ấy.

Kính chúc Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương, các vị Tăng Ni, Phật tử dồi dào sức khỏe và hoàn thành sự nghiệp cao cả của mình.

Chúng Đại hội thành công tốt dẹp 

Trích theo tài liệu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 – 2012) – Nhà xuất bản Tôn giáo 2012.
Người thực hiện: Nguyễn Đại Đồng

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường