Trang chủ Chuyên đề Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Sự hiếu thảo của ba tôi

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Sự hiếu thảo của ba tôi

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 7.2016 Cuoc thi sang tac cac tac pham ve Dao hieu Con da tung nghi khong bao gio tha thu cho ba 1

Nếu có ai hỏi tôi rằng “ai là người hiếu thảo nhất”, thì tôi sẽ trả lời ngay không chút ngần ngại: đó là ba tôi.

Ba được sinh ra tại Quảng Nam trong những ngày chiến tranh khói lửa. Ông bà nội tôi đều hoạt động cách mạng, ông nội sớm thoát ly ra Bắc phục vụ cách mạng, còn bà trụ lại ở miền Nam.

Năm tuổi, ba đã biết nấu cơm, giặt giũ, làm mọi việc nhà và chăm sóc bà để bà yên tâm công tác. Công việc hoạt động của bà phải di chuyển nhiều nơi trong miền Nam, hai má con nương tựa vào nhau mà sống.

Ở tất cả những nơi đã đi qua, mọi người đều khâm phục sự hiếu thảo của ba tôi. Những khi bà ốm, ba đều chăm sóc bà chu đáo. Có lần bà cảm nặng, ba nói: “má con ta sống chết có nhau, má còn thì con còn, má chết thì con chết”. Bà khóc ròng nói với ba: “con phải sống để gặp ba con chứ”.

Mười lăm tuổi, ba đã vào bộ đội cống hiến tuổi trẻ cho Tổ quốc. Xa bà, ba càng quyết tâm chiến đấu để xứng đáng là người con của ông bà. Trong một trận đánh, ba bị trúng đạn, bị thương nặng ở tay phải và đùi. Lúc đó cả ông bà đều ở xa, không thể gặp ba được. Bác sĩ nói tay của ba phải cưa nhưng ba quyết chịu đau để giữ lại: “Không còn tay thì tôi không thể chăm sóc ba má được”. Thật kỳ diệu là ba vẫn giữ được cánh tay đó nhưng nó đã bị mất một mảng, gần như không còn có thể hoạt động được nữa. Khi gặp bà, ba đã khóc rất nhiều, không phải vì đau mà vì nghĩ đến việc mình sẽ không báo hiếu được cho ông bà trọn vẹn bằng đôi tay này, để có thể tự mình giặt quần áo, dìu ba đi trong buổi xế chiều…

Đất nước thống nhất, cả gia đình được đoàn tụ sau bao nhiêu năm xa cách. Ba cưới mẹ rồi sinh ra tôi. Cuộc sống vất vả, thiếu thốn đủ đường. Ba trồng cây, nuôi gà để tăng gia với cánh tay bị thương đau nhức mỗi khi trái gió trở trời. Nhờ nghị lực phi thường, ba đã nuôi hai anh em tôi ăn học nên người và phụng dưỡng ông bà chu đáo. Ông bà thương ba, bảo ba làm việc ít thôi, ông bà không cần gì nhiều nhưng ba không nghe “con bị thương vậy vẫn là nhẹ, nhiều người bị nặng hơn con nhưng vẫn lao động đấy thôi. Con quyết để ba má được sung sướng cho bõ 20 năm xa cách”.

Tai họa ập đến khi ông tôi phải vào viện mổ mắt, sau đó bà tôi bị ngã khi bắc ghế thắp hương rồi phải hứng chịu cơn đau lưng dai dẳng. Những ngày gian khó đó mới thấy được sự hiếu thảo của ba với ông bà. Ba không quản nắng mưa vất vả chạy đôn chạy đáo chăm sóc ông trong viện. Ba không ngại một việc gì dù nhỏ nhất đến nặng nhất cho ông bà. Từ cái chăn, cái chiếu đến bữa ăn cho ông bà, ba đều lo chu đáo. Nhìn ba cõng ông mà cánh tay bị thương quặt ra đằng sau, tôi ứa nước mắt tự trách mình còn quá bé không giúp gì được cho ba.

Từ khi tôi còn nhỏ đến nay, ông nội mổ mắt tổng cộng bốn lần, mổ mật một lần, mổ ruột hai lần, mổ đầu gối một lần, còn các lần ông bà vào viện vì các bệnh khác thì rất nhiều. Qua những lần đó, tôi càng thêm kính trọng ba hơn. Tôi cũng đã lớn và có thể giúp ba nhiều hơn trong việc gia đình và chăm sóc ông bà, nhưng chưa bao giờ ba cần tôi phải giúp ba việc gì mà ba đều bảo tôi phải dành thời gian chăm sóc cho ông bà nhiều hơn.

Khi nghĩ về ba, tôi đều thầm cảm ơn cuộc đời vì đã cho tôi một người cha tuyệt vời, cảm ơn ông bà vì đã cho con một người cha đáng kính, cảm ơn ba vì ba là tấm gương sáng cho con về sự hiếu thảo. Ba ơi, ba hãy nghỉ ngơi nhiều hơn nhé vì con sẽ cố gắng chăm sóc cho ông bà và cho cả ba nữa, để cánh tay đau của ba không phải vất vả sớm hôm vì ông bà và vì cả chúng con.

Tác giả: Đinh Thành Trung
Địa chỉ: B4/261 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2016

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường