Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Huy Khuyến
Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam

1. Giới thiệu chùa Linh Quang

Chùa Linh Quang (hay còn gọi là chùa Kiều Hạ) xã Quốc Tuấn,  huyện  An  Dương,  Hải Phòng, còn có tên Nôm là chùa Hang. Chùa có tên chữ là Linh Quang (靈光), tên mang ý nghĩa ánh sáng linh thiêng của Phật pháp. Trong lịch sử chùa Linh Quang được ca ngợi là danh thắng. Theo văn bia Trùng tu Linh Quang tự tân tạo bi kí dựng năm 1700 (bia vẫn còn ở chùa) cho biết: chùa có thế rồng hổ bao quanh, cảnh quan kì tú, tuy nhiên trải qua năm tháng chùa bị hư hỏng.

Vì vậy có thể khẳng định ngôi  chùa  này có từ trước đó. Qua nghiên cứu thông tin trong văn bia và 4 pho tượng cổ hiện còn tại chùa có thể xác định chùa Linh Quang được xây dựng muộn nhất cũng vào thời nhà Mạc, thế kỷ XVI. Bởi trong bia đá dựng niên hiệu Chính Hòa thứ 21 (1700), ghi việc trùng tu lớn: “chùa Linh Quang là nơi cổ tích danh lam có từ rất lâu đời”.

Chùa được sư trụ trì chùa là vị tăng Phạm Minh Lượng tên chữ là Huyền Văn, người xã An Hựu (nay là thôn An Hựu, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách). Lần đại trùng tu các công trình này được ghi rõ trong văn bia như: tòa thượng điện, lò thiêu hương, tu lí lại tượng, làm gác chuông, đúc hồng chung (chuông lớn) và làm một số pho tượng mới, lập thiên đài, xây dựng tường bao xung quanh. Khi hoàn thành chùa trở nên quy mô, tráng lệ nguy nga.

2. Giới thiệu văn bia chùa Linh Quang

Trùng tu Linh Quang tự tân tạo bi kí/Tín thí

重修靈光寺新造碑記/信施

Kí hiệu: 7484/7485

Thác bản bia xã Điều Yêu Hạ, huyện  An  Dương,  phủ  Kinh Môn 荊門府安陽縣條夭下社, sưu tầm tại chùa Linh Quang, xã Kiều Yêu Hạ, tổng Kiều Yêu, huyện An Dương, tỉnh Kiến An.

Thác bản 2 mặt, khổ 80 x 125 cm, gồm 50 dòng chữ Hán và Nôm.

Niên đại: Chính Hòa thứ 21 (1700).

Người soạn và viết: Phạm Minh Lượng 范明亮, tên hiệu:

Huyền Văn; nhà sư.

Người khắc: Nguyễn Phú Nhuận  阮福閏;  quê  quán:  xã

Kính Chủ.

Chủ đề: Xây dựng, trùng tu di tích.

Bia đá hiện nay vẫn còn nguyên vẹn tại chùa.

Hình ảnh và thác bản của bia Trùng tu Linh Quang tự tân tạo bi kí
Hình ảnh và thác bản của bia Trùng tu Linh Quang tự tân tạo bi kí

Nguyên văn chữ Hán

重修灵光寺新造碑記
荆門府安陽縣條夭下社
一東巖村官員鄉老蘇曉, 阮廷論, 阮廷富, 阮的,阮陣,阮得祿, 黃接,阮塘, 黎健,陳有臨, 陳鋪,黃門,阮萬,黃銀, 陳輦, 蘇光宅,陳莫, 陳????,黃????,陳貞,阮於,阮彬, 胡添, 阮得財,蘇進賢, 陳有用, 蘇挺,阮琨,黃任,黃鄉,阮徒,陳登仕, 阮仍,阮枝, 陳田,陳可, 蘇磊, 陳尾,黃赴,阮[], 阮滂, 黃䱄,阮釁, 黎貿, 陳熙, 阮喬,黃躬, 陳稔, 黃閥, 陳即, 阮講, 阮登, 阮衍,阮景,陳芳, 阮啟, 阮藍,陳俊才,阮僚,阮用,黃計,阮度,陳寬,黃稟,阮應,黃矯,阮廣,陳召,阮鉊,阮誦,陳隊,阮向, 陳收,黃林, 陳㴜, 阮兌,陳券, 阮進, 陳个, 黃巴,阮混, 陳番, 阮辰, 陳鈸, 陳????,阮称, 黃魟, 陳老, 陳嘹,陳造,黃文,胡塞, 阮切, 阮習, 黃糾, 阮從,阮稔, 阮勦,阮猫, 阮簪,揚當,黃諧, 阮姜, 阮詣, 阮其,陳典,阮遙,阮道,黃設,阮顏,阮簡,陳銀,陳勝, 阮今, 阮[].
一忠武村官員鄉老阮惟美,社長陳漢, 武略, 生徒阮能斷, 阮德機, 裴床, 社長陳遠, 武琪, 社長陳謹, 生徒阮有道, 陳它,武給,武盍, 社長阮能藥,生徒武功通,生徒武進學,社長阮春益,阮潘,裴貌,阮名振,阮意,武達,生徒阮克惧,社總阮惟時,阮失謹, 社總陳民,阮窖,阮光輝,武進取,阮進榜,阮[], 陳滋,阮廷堅, 生徒阮格論, 阮????,何珍, 社總陳逡, 阮快,陳此,阮能禪,阮又,阮了, 陳匆,陳量,阮执, 陳名声, 陳奮,阮善,阮揌, 武從,阮携, 武[], 阮含, 陳孕,社總陳治,阮斷,陳川,裴說,阮璘,阮枝,陳欣,阮贈,武結,陳坑,陳契,阮談,武誰,武進榜,阮聚,阮進榮,阮臘,武構,武崇,阮魁,阮域,上下焉.
一華粒村官員鄉老阮元,陳如剛,阮廷會,陳波,阮贍,阮進榜, 阮調,陳船,阮嵬, 陳如月,陳效,陳纘,陳狸,阮昂,阮百歲, 阮登用, 阮錦鋪, 阮徇,陳凍,阮有說, 陳如铁,阮枉,阮素,生徒阮揚,陳有先,生徒阮瑚,阮征,阮免,阮富壯,阮继世, 阮曾,陳如斯,陳慈,阮與,阮富粟,阮法,阮本,阮方,阮????,生徒阮登相,阮登贏,阮並, 陳把,阮蔭,阮壯,阮進,陳俊,陳子,陳載,阮車,阮言,阮奮,阮????,陳丕, 陳吾, 陳[],陳如石,陳葉,阮釋, 阮夷,阮特,阮????, 阮卷,阮見,阮登科,阮朴, 阮胤,阮坡,阮異, 阮昔,陳尹,阮從,阮得,上下等, 又阮番, 陳屯,阮昆,阮理,陳如紀, 為重修灵光寺新造碑記.
蓋聞: 灵光寺者,乃吾鄉之勝地, 顧瞻本里有此名藍是寺也. 龍虎遶旋,盛多奇秀. 經年頹弊,喜見本社官員鄉長上下等及住持曾字玄文, 善男信女共資功德恭奉佛道, 發菩提心,出家錢而買木條,發家米而易瓦器. 迺於己卯年十二月二十六日良時, 始命工匠竖柱上樑, 延至庚辰年三月穀日又作上殿,燒香,前堂再新造閣鍾等間, 盖瓦砌磚四圍. 經營不日成之制度.重修聖像各座,相好巍峨. 規模壯麗,前造烊鑄洪鍾,始立天臺碑,記內外莊嚴,鳩工完備,保護方民,世安鄉邑等物尤多,澤及綿洪,灵光多矣. 此制興碑,乃今日萬丈豪光, 然顯鍾億年于世, 以代唐中興少康碑, 夏以祝誦功德云: 此刊立碑, 傳永垂萬代.
銘曰:
生逢聖主,幸遇明君
寺原跡舊,閣鍾造新
皇圖永固, 佛道常申
慶增門戶, 蔭及民人
全社大小,福祿駢臻
姓名鐫石,各各具陳
一興功會主
南策府光明縣安祜社弟子住持僧范明亮字玄文, 妻陶氏阻興功柱木四柱閣鍾实錢二十四貫,買石????二十四丸实錢二貫二陌,修造聖匠各座新造天臺一柱石碑一軀
本社功德
東岩村原保社長????勾當縣長札斯文鄉老等職蘇曉字惠仁道法禪師, 妻阮氏節功德铁林木一柱实錢三貫五陌,又钱五陌, 田一高坐落園車處.
鄉老阮廷論妻阮氏繼功德铁林木一條实錢一貫; 社長陳有臨,妻阮氏場,阮氏宝功德铁林木一柱实錢三貫五陌又錢二貫;黃門字玄忠,妻陳氏元功德铁林木一條实錢三貫,又錢五陌;陳輦,妻阮氏結功德铁林木一柱实錢三貫; 社總陳有用,妻阮氏恩,阮氏利功德铁林木一柱实錢三貫五陌,又錢一貫;陳熙,妻黃氏顙功德铁林一柱实錢三貫五陌; 阮於,妻阮氏对功德铁林柱实錢三貫五陌; 陳氏狔,男子黃林功德铁林一柱实錢三貫五陌,又錢一貫; 陳熙,妻黃氏顙功德铁林一柱实錢三貫五陌;阮得財字玄進妻阮氏定功德铁林一條实錢一貫三陌;黃任,妻阮氏屈錢一貫; 陳鋪,妻阮氏翼錢二陌;阮氏鴈錢五陌;黃氏凭錢一貫;鄉老阮廷富字福永,妻阮氏恩, 孫阮用,黃氏屏錢一貫;善仕阮塘字福全,妻阮氏松錢一貫;黃????妻阮氏暢錢五陌;鄉老黃接字惠智妻阮氏鞭錢一貫;饒男社總阮得祿妻黃氏[], 黃氏德錢一貫五陌;阮氏艮錢二陌;黃趁妻黃氏穗錢五陌; 陳????妻阮氏盐錢一貫;社長蘇光宅妻陳氏抓錢五陌;蘇挺妻阮氏料錢五陌;善仕黃糾字福賢妻阮氏免錢三陌;阮萬妻黃氏堆功德錢五陌;阮喬妻阮氏昭錢五陌; 蘇進賢中承字法鎮妻黃氏娥錢五陌;阮滂妻阮氏況錢五陌.
一忠武村武廷達妻武氏姪錢五陌;善仕武登明錢一貫五陌;武盍妻阮氏泣錢五陌.
一華粒村長仕府阮贍字福成妻陳氏閉號妙美,於丙子年三月穀日重修聖像各座实錢三十貫,至茲功德铁林二柱实錢七貫又錢一貫;鄉老阮元妻阮氏名錢五陌;鄉老陳如剛字玄通妻張氏軒號慈延錢一貫; 社長阮進榜妻陳氏舉錢五陌;阮氏瞻錢五陌;阮富粟妻阮氏椎錢五陌.
條夭上社文舍村阮文屯妻阮氏曉功德錢三陌.
正和二十一年歲在庚辰十二月季冬穀日
弟子住持僧范明亮字玄文撰寫
荆門府峽山縣敬主社阮富閏刊

Dịch nghĩa:

Bài văn bia ghi việc trùng tu chùa Linh Quang

Xã Điều Yêu Hạ, huyện An Dương, phủ Kinh Môn

Quan viên hương lão thôn Đông Nham gồm: Tô Hiểu, Nguyễn Đình Luận, Nguyễn Đình Phú, Nguyễn Đích, Nguyễn Trận, Nguyễn Đắc Lộc, Hoàng Tiếp, Nguyễn Đường, Lê Kiện, Trần Hữu Lâm, Trần Phô, Hoàng Môn, Nguyễn Vạn, Hoàng Ngân, Trần Liễn, Tô Quang Trạch, Trần Mạc, Trần Quấy, Hoàng Năm, Trần Trinh, Nguyễn Ư, Nguyễn Bân, Hồ Thiêm, Nguyễn Đắc Tài, Tô Tiến Hiền, Trần Hữu Dụng, Tô Đĩnh, Nguyễn Côn, Hoàng Nhậm, Hoàng Hương, Nguyễn Đồ, Trần Đăng Sĩ, Nguyễn Nhưng, Nguyễn Chi, Trần Điền, Trần Khả, Tô Lỗi, Trần Vĩ, Hoàng Phó, Nguyễn [], Nguyễn Bàng, Hoàng Giới, Nguyễn Hấn, Lê Mậu, Trần Hi, Nguyễn Kiều, Hoàng Cung, Trần Nhẫm, Hoàng Phiệt, Trần Tức, Nguyễn Giảng, Nguyễn Đăng, Nguyễn Diễn, Nguyễn Cảnh, Trần Phương, Nguyễn Khải, Nguyễn Lam, Trần Tuấn Tài, Nguyễn Liêu, Nguyễn Dụng, Hoàng Kế, Nguyễn Độ, Trần Khoan, Hoàng Bẩm, Nguyễn Ưng, Hoàng Kiểu, Nguyễn Quảng, Trần Triệu, Nguyễn Chiêu, Nguyễn Tụng, Trần Đội, Nguyễn Hướng, Trần Thâu, Hoàng Lâm, Trần Biến, Nguyễn Đoái, Trần Khoán, Nguyễn Tiến, Trần Cá, Hoàng Ba, Nguyễn Hỗn, Trần Phiên, Nguyễn Thìn, Trần Bạt, Trần Bến, Nguyễn Xưng, Hoàng Hồng, Trần Lão, Trần Liêu, Trần Tạo, Hoàng Văn, Hồ Tái, Nguyễn Thiết, Nguyễn Tập, Hoàng Củ, Nguyễn Tòng, Nguyễn Nhẫm, Nguyễn Tiễu, Nguyễn Miêu, Nguyễn Trâm, Dương Đương, Hoàng Hài, Nguyễn Khương, Nguyễn Nghệ, Nguyễn Kỳ, Trần Điển, Nguyễn Dao, Nguyễn Đạo, Hoàng Thiết, Nguyễn Nhan, Nguyễn Giản, Trần Ngân, Trần Thắng, Nguyễn Kim, Nguyễn [].

Quan viên hương lão thôn Trung Võ gồm: Nguyễn Duy Mỹ, Xã trưởng Trần Hán, Võ Lược, Sinh đồ Nguyễn Năng Đoạn, Nguyễn Đức Cơ, Bùi Sàng, Xã trưởng Trần Viễn, Võ Kỳ, Xã trưởng Trần Cẩn, Sinh đồ Nguyễn Hữu Đạo, Trần Tha, Võ Cấp, Võ Hạp, Xã trưởng Nguyễn Năng Dược, Sinh đồ Võ Công Thông, Sinh đồ Võ Tiến Học, Xã trưởng Nguyễn Xuân Ích, Nguyễn Phan, Bùi Mạo, Nguyễn Danh Chấn, Nguyễn Ý, Võ Đạt, Sinh đồ Nguyễn Khắc Cụ, Xã tổng Nguyễn Duy Thì, Nguyễn Thất Cẩn, Xã tổng Trần Dân, Nguyễn Diếu, Nguyễn Quang Huy, Võ Tiến Thủ, Nguyễn Tiến Bảng, Nguyễn [], Trần Tư, Nguyễn Đình Kiên, Sinh đồ Nguyễn Cách Luận, Nguyễn Đá, Hà Trân, Xã tổng Trần Thoan, Nguyễn Khoái, Trần Thử, Nguyễn Năng Thiền, Nguyễn Hựu, Nguyễn Liễu, Trần Thông, Trần Lường, Nguyễn Chấp, Trần Danh Thanh, Trần Phấn, Nguyễn Thiện, Nguyễn Tai, Võ Tòng, Nguyễn Huề, Võ [], Nguyễn Hàm, Trần Dựng, Xã tổng Trần Trị, Nguyễn Đoạn, Trần Xuyên, Bùi Thuyết, Nguyễn Lân, Nguyễn Chi, Trần Hân, Nguyễn Tặng, Võ Kết, Trần Khanh, Trần Khế, Nguyễn Đàm, Võ Thùy, Võ Tiến Bảng, Nguyễn Tụ, Nguyễn Tiến Vinh, Nguyễn Lạp, Võ Cấu, Võ Sùng, Nguyễn Khôi, Nguyễn Vực, Thượng Hạ Yên.

Quan viên hương lão thôn Hoa Lạp gồm: Nguyễn Nguyên, Trần Như Cương, Nguyễn Đình Hội, Trần Ba, Nguyễn Thiệm, Nguyễn Tiến Bảng, Nguyễn Điều, Trần Thuyền, Nguyễn Ngôi, Trần Như Nguyệt, Trần Hiệu, Trần Toản, Trần Li, Nguyễn Ngang, Nguyễn Bách Tuế, Nguyễn Đăng Dụng, Nguyễn Cẩm Phô, Nguyễn Tuận, Trần Đống, Nguyễn Hữu Thuyết, Trần Như Thiết, Nguyễn Uổng, Nguyễn Tố, Sinh đồ Nguyễn Dương, Trần Hữu Tiên, Sinh đồ Nguyễn Hô, Nguyễn Chinh, Nguyễn Miễn, Nguyễn Phú Tráng, Nguyễn Kế Thế, Nguyễn Tằng, Trần Như Tư, Trần Từ, Nguyễn Dữ, Nguyễn Phú Túc, Nguyễn Pháp, Nguyễn Bản, Nguyễn Phương, Nguyễn Thơm, Sinh đồ Nguyễn Đăng Tương, Nguyễn Đăng Doanh, Nguyễn Tịnh, Trần Bả, Nguyễn Âm, Nguyễn Tráng, Nguyễn Tiến, Trần Tuấn, Trần Tử, Trần Tải, Nguyễn Xa, Nguyễn Ngôn, Nguyễn Phấn, Nguyễn ????, Trần Phi, Trần Ngô, Trần [], Trần Như Thạch, Trần Diệp, Nguyễn Thích, Nguyễn Di, Nguyễn Đặc, Nguyễn Dòng, Nguyễn Quyển, Nguyễn Kiến, Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Phác, Nguyễn Dận, Nguyễn Pha, Nguyễn Dị, Nguyễn Tích, Trần Doãn, Nguyễn Tòng, Nguyễn Đắc, thượng hạ đẳng, hựu Nguyễn Phiên, Trần Đồn, Nguyễn Côn, Nguyễn Lý, Trần Như Kỷ, lập bia về việc trùng tu xây mới chùa Linh Quang.

Từng nghe: Chùa Linh Quang, là thắng địa của làng ta, ngoái xem trong làng có danh thắng này đó là chùa vậy. Thế long hổ chạy vòng quanh, nhiều cảnh đẹp lạ. Trải qua năm tháng chùa bị hư hỏng đổ nát, mừng thay toàn thể quan viên hương trưởng trên dưới trong bản xã và thầy trụ trì tên chữ là Huyền Văn, cùng các thiện nam tín nữ cùng nhau công đức của cải, kính thờ đạo Phật, phát tâm Bồ đề, gom góp tiền của mà mua gỗ, lại lấy gạo thóc của nhà mà đổi lấy ngói. Bèn vào giờ tốt ngày 26 tháng 12 năm Kỷ Mão mới lệnh thợ dựng thượng lương, đến ngày tốt tháng 3 năm Canh Thìn lại làm thượng điện, lò thiêu hương, tiền đường, dựng mới gác chuông, lợp ngói, xây tường bao bằng đá xung quanh, xây dựng không ngừng, công trình hoàn thành, trùng tu các tòa tượng Thánh, tướng mạo nguy nga, quy mô tráng lệ, trước tạo đúc chuông lớn, mới lập bia Thiên đài, ghi chép trong ngoài trang nghiêm, thợ thuyền đầy đủ, bảo vệ yên ổn nhân dân, dân làng đời đời yên ổn muôn vật thịnh vượng, ân trạch nối dài, đó là ánh sáng linh diệu vậy. Tạo dựng bia này là ánh hào quang muôn trượng ngày hôm nay, mà tỏ rõ sự linh hiển muôn năm ở trên đời, đem sánh với nhà Đường trung hưng, Thiếu Khang  phục nhà Hạ để ca tụng công đức. San lập bia này, lưu truyền mãi mãi:

Bài minh rằng:

Sinh vào đời chúa Thánh, may gặp được vua sáng.

Chùa vốn là cổ tích, Gác chuông nay tạo mới.

Cơ đồ được vững vàng, đạo Phật thường mở rộng .

Cửa nhà thêm niềm vui, phúc ấm đến người dân.

Dân lớn nhỏ toàn xã, đều được phúc lộc về.

Khắc họ tên lên đá, ai ai cũng rõ ràng.

- Hội chủ hưng công

Đệ tử trụ trì tăng Phạm Minh Lượng tự Huyền Văn và vợ Đào Thị Trở xã An Hỗ, huyện Quang Minh, phủ Nam Sách hưng công 4 cột gỗ gác chuông giá tiền thực 24 quan, mua 24 viên đá giá tiền 2 quan 2 mạch để sửa sang các tòa tượng Thánh tạo mới 1 cột thiên đài bằng đá. 

- Bản xã công đức

- Tô Hiểu tự Huệ Nhân Đạo Pháp thiền sư cùng vợ Nguyễn Thị Tiết thôn Đông Nham, xã Nguyên Bảo  trùm trưởng huyện Câu Đương Trưởng trát Tư văn Hương lão công đức 1 cột gỗ lim thực tiền 3 quan 5 mạch, và 5 mạch tiền mặt, 1 sào ruộng tọa lạc ở xứ Viên Xa. 

Hương lão Nguyễn Đình Luận vợ Nguyễn Thị Kế công đức 1 cây gỗ lim nhỏ thực tiền 1 quan; Xã trưởng Trần Hữu Lâm, vợ Nguyễn Thị Trường, Nguyễn Thị Bảo công đức 1 cột gỗ lim thực tiền 3 quan 5 mạch, thêm 2 quan tiền; Hoàng Môn tự Huyền Trung, vợ Trần Thị Nguyên công đức 1 cây gỗ lim nhỏ thực tiền 3 quan, thêm tiền 5 mạch ; Trần Liễn,  vợ Nguyễn Thị Kết công đức 1 cột gỗ lim thực tiền 3 quan; Xã tổng Trần Hữu Dụng cùng vợ  Nguyễn Thị Ân, Nguyễn Thị Lợi công đức 1 cột gỗ lim thực tiền 3 quan 5 mạch, thêm 1 quan tiền; Trần Hi và vợ Hoàng Thị Tảng công đức 1 cột gỗ lim thực tiền 3 quan 5 mạch; Nguyễn Ư và vợ là Nguyễn Thị Đối công đức 1 cột gỗ lim thực tiền 3 quan 5 mạch; Trần Thị Phi và con trai Hoàng Lâm công đức 1 cột gỗ lim thực tiền 3 quan 5 mạch, thêm tiền 1 quan; Nguyễn Đắc Tài tự Huyền Tiến và vợ Nguyễn Thị Định công đức 1 cột gỗ lim thực tiền 1 quan 3 mạch; Hoàng Nhậm và vợ Nguyễn Thị Khuất tiền 1 quan; Trần Phô và vợ Nguyễn Thị Dực tiền 2 mạch; Nguyễn Thị Nhạn tiền 5 mạch; Hoàng Thị Bằng tiền 1 quan; Hương lão Nguyễn Đình Phú tự Phúc Vĩnh và vợ Nguyễn Thị Ân cùng cháu Nguyễn Dụng, Hoàng Thị Bình tiền 1 quan; Thiện sĩ Nguyễn Đường tự Phúc Toàn vợ Nguyễn Thị Tùng tiền 1 quan; Hoàng Năm vợ Nguyễn Thị Sướng tiền 5 mạch; Hương lão Hoàng Tiếp tự Huệ Trí vợ Nguyễn Thị Tiên tiền 1 quan; Nhiêu nam Xã tổng Nguyễn Đắc Lộc vợ Hoàng Thị [], Hoàng Thị Đức tiền 1 quan 5 mạch; Nguyễn Thị Cân tiền 2 mạch; Hoàng Sấn vợ Hoàng Thị Tuệ tiền 5 mạch; Trần Quẩy vợ Nguyễn Thị Diêm tiền 1 quan; Xã trưởng Tô Quang Trạch vợ Trần Thị Trảo tiền 5 mạch; Tô Đĩnh vợ Nguyễn Thị Liệu tiền 5 mạch; Thiện sĩ Hoàng Củ tự Phúc Hiền vợ Nguyễn Thị Miễn tiền 3 mạch; Nguyễn Vạn vợ Hoàng Thị Đôi công đức tiền 5 mạch; Nguyễn Kiều vợ Nguyễn Thị Chiêu tiền 5 mạch; Tô Tiến Hiền Trung Thừa tự Pháp Trấn vợ Hoàng Thị Nga tiền 5 mạch; Nguyễn Bàng vợ Nguyễn Thị Huống tiền 5 mạch. 

- Thôn Trung Võ: Võ Đình Đạt vợ Võ Thị Điệt tiền 5 mạch; Thiện sĩ Võ Đăng Minh tiền 1 quan 5 mạch; Võ Hạp vợ Nguyễn Thị Khấp tiền 5 mạch. 

- Thôn Hoa Lạp: Trưởng sãi phủ Nguyễn Thiệm tự Phúc Thành vợ Trần Thị Bế hiệu Diệu Mỹ, vào ngày tốt tháng ba năm Bính Tí trùng tu các tòa tượng Thánh thực tiền 3 quan, đến nay lại công đức 2 cột gỗ lim thực tiền 7 quan, thêm tiền 1 quan; Hương lão Nguyễn Nguyên vợ Nguyễn Thị Danh tiền 5 mạch; Hương lão Trần Như Cương tự Huyền Thông vợ Trương Thị Hiên hiệu Từ Diên tiền 1 quan; Xã trưởng Nguyễn Tiến Bảng vợ Trần Thị Cử tiền 5 mạch; Nguyễn Thị Chiêm tiền 5 mạch; Nguyễn Phú Túc vợ Nguyễn Thị Chùy tiền 5 mạch. 

Nguyễn Văn Đồn vợ Nguyễn Thị Hiểu thôn Văn Xá xã Điều Yêu Thượng công đức tiền 3 mạch. 

Ngày tốt quý đông tháng 12 năm Canh Thìn, niên hiệu Chính Hòa thứ 21 (1700)

Đệ tử trụ trì tăng Phạm Minh Lượng tự Huyền Văn soạn văn bia

Nguyễn Phú Nhuận, xã Kính Chủ, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn khắc bia.

Chùa Linh Quang Kiều Hạ. Nguồn: St
Chùa Linh Quang Kiều Hạ. Nguồn: St

3. Vài nhận xét giá trị văn bia

Qua nội dung văn bia trùng tu chùa Linh Quang, có thể cho biết rất nhiều thông tin có giá trị liên quan đến chùa lúc bấy giờ.

Về niên đại xây dựng chùa có thể khẳng định, ngôi chùa cũ được xây dựng trước năm 1700.

Xác định sư trụ trì lúc bấy giờ là Phạm Minh Lượng tự Huyền Văn, người đã cùng nhân dân đứng lên kêu gọi, trùng tu xây dựng chùa. Sư là người trực tiếp soạn thảo văn bia này.

Xác định được các công trình kiến trúc của chùa lúc bấy giờ gồm nhiều hạng mục như tiền đường, lò thiêu hương, gác chuông, tu lí tượng Phật, đúc chuông, xây tường bao, lợp ngói, dựng thiên đài.

Xác định được danh tính của rất nhiều người tùy hỉ công đức tiền, gỗ, đá để xây dựng chùa.

4. Kết luận

Hiện nay, bia đá sau hơn 300 năm vẫn được bảo quản tại chùa. Đây có thể nói là hiện vật quan trọng để xác định gốc tích về ngôi chùa được ca ngợi là danh lam, với nhiều cảnh đẹp và lại có thế long hổ chạy xung quanh.

Vốn dĩ chùa xưa đã là danh thắng nổi tiếng của vùng đất này, trải qua thời gian vật đổi sao dời mà chùa bị hư hỏng. Đặc biệt sau lần đại trùng tu năm 1700 trở lại đây không rõ chùa đã có thêm lần trùng tu nào nữa hay không vì chưa có thêm nguồn tư liệu để khảo cứu. Tuy nhiên, đến nay chùa cổ đã không còn, hiện trong chùa còn quả chuông đúc năm Gia Long. Như vậy, quả chuông năm 1700 cũng không còn. Điều đó cũng nói lên rằng nhiều hiện vật của chùa cũ đã thất lạc.

Hiện nay, chùa đã và đang tiếp tục được mở rộng, tôn tạo, xây dựng thêm Tam Bảo, nhà Tổ, các công trình khác. 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Huy Khuyến - Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam

***

CHÚ THÍCH:
(1) Thiếu Khang (chữ Hán: 少康) là vị vua thứ sáu của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người có công trung hưng nhà
Hạ, vốn đã mất ngôi chính thống 4 đời.